LSS là phí gì? Nguồn gốc và quy định của phụ phí LSS như thế nào?
LSS là cụm từ viết tắt của “Low Sulphur Surcharge”. Đây là một khoản phí phát sinh trong lĩnh vực vận tải biển, nhằm giảm thiểu phát thải oxit lưu huỳnh từ tàu vận chuyển. Vậy LSS trong logistics là gì? Trong nội dung dưới đây, Giang Huy sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm LSS là phí gì và quy định liên quan đến phụ phí này nhé
Nội dung
- 1 LSS là phí gì? Thông tin tổng quan về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
- 2 Quy định về phí LSS tại Việt Nam
- 3 Tại sao phải phụ thu phí LSS trong quá trình XNK?
- 4 Mức phí LSS là bao nhiêu? Đối tượng nào sẽ phải nộp phí LSS?
- 5 Hàng xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ phải đóng phí LSS?
- 6 Quy định kê khai thuế đối với phí LSS
- 7 Biện pháp giúp đơn vị vận chuyển đáp ứng các tiêu chí mới về LSS
LSS là phí gì? Thông tin tổng quan về phụ phí giảm thải lưu huỳnh
Phụ phí giảm thải lưu huỳnh – LSS là một khoản phí được áp dụng trong lĩnh vực vận tải biển để khuyến khích các hàng tàu giảm lượng khí thải lưu huỳnh trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Đây là một biện pháp cụ thể để hạn chế tác động tiêu cực của khí thải đến môi trường và sức khỏe của con người.
LSS là phí gì?
Phí LSS là phí gì? Low Sulphur Surcharge hay còn gọi là phụ phí giảm lưu huỳnh đã được luật pháp quốc tế quy định từ đầu năm 2015. Các tàu thuyền phải trả khoản phụ phí này khi tham gia vận chuyển hàng hóa trên biển nhằm mục đích giảm lượng khí thải lưu huỳnh thải ra môi trường. Mức phí LSS được thu khác nhau tùy thuộc vào hãng tàu và độ dài của tuyến đường vận chuyển.
Cách gọi tên phụ phí LSS
Hiện nay, phụ phí LSS còn được gọi bằng các tên sau:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
- Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
- Environmental Fuel Fee (EFF)
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
Quy định về phí LSS tại Việt Nam
Tại Việt Nam, vào ngày 02/03/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn số 2008/TCHQ-TXNK để giải đáp chi tiết khái niệm LSS trong xuất nhập khẩu là gì và những vấn đề liên quan đến phụ phí này cũng như là việc điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, phụ phí LSS sẽ được điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu số tiền này chưa được bao gồm trong giá thực tế thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu.
Điều này áp dụng trong những tình huống phí LSS không được tính vào tổng số tiền mà doanh nghiệp thực thanh toán cho người bán hàng hóa. Trong trường hợp phải nộp thuế giá trị gia tăng cho phụ phí LSS, số tiền thuế này không được tính vào trị giá hải quan của hàng nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm: Phí AFS là gì? Những vấn đề liên quan đến phí AFS
Tại sao phải phụ thu phí LSS trong quá trình XNK?
Trong quá trình tìm hiểu LSS là phí gì, doanh nghiệp cũng nên hiểu rõ lý do tại sao cần phải đóng phí LSS. Phụ thu phí Low Sulphur Surcharge (LSS) trong quá trình xuất nhập khẩu (XNK) là cách để giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động vận tải biển. Đặc biệt, việc áp dụng phí LSS cũng khuyến khích các doanh nghiệp và công ty vận tải biển chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch, tạo động lực cho sự phát triển của các công nghệ và nguồn năng lượng sạch.
Mức phí LSS là bao nhiêu? Đối tượng nào sẽ phải nộp phí LSS?
Các loại phí nhập khẩu đường biển LSS là gì? Mọi hàng hóa XNK đều phải chịu phí Low Sulphur Surcharge (LSS) do luật giảm lượng lưu huỳnh áp dụng. Phí này thường không phân biệt tuyến vận chuyển ngắn hạn hay dài hạn.
Đối tượng phải nộp phí LSS bao gồm các doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu, bao gồm cả người mua hàng và người bán hàng, tùy theo điều kiện thương mại được thỏa thuận giữa các bên, các điều khoản trong hợp đồng mua bán.
Mức phí LSS có thể thay đổi tùy theo các yếu tố như hãng tàu, tuyến đường vận chuyển, loại hàng hóa và thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, mức phí LSS sẽ được tính dựa trên kích thước container và áp dụng chủ yếu cho hàng hóa xuất/nhập khẩu.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu container 20 feet, phí trung bình là 40$.
- Đối với container 40 feet, phí trung bình là 80$.
Hàng xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ phải đóng phí LSS?
Cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu đều phải đóng phí Low Sulphur Surcharge (LSS) nếu chúng được vận chuyển bằng đường biển và đi qua các khu vực có áp dụng biện pháp kiểm soát lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu. Việc này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động vận tải biển.
Quy định kê khai thuế đối với phí LSS
Bên cạnh việc tìm hiểu LSS fee là gì, bạn có thể tham khảo thêm một số quy định kê khai thuế đối với phí LSS. Dựa vào các văn bản pháp luật như thông tư số 39/2015/TT-BTC và thông tư số 60/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, cũng như hướng dẫn từ tổng cục Hải quan thông qua công văn số 2008/TCHQ-TXNK, phí Low Sulphur Surcharge thường sẽ phải được kê khai trong trị giá tính thuế.
Nếu nhà nhập khẩu phải thanh toán phí LSS cho hãng tàu thì phí này sẽ được cộng vào trị giá tính thuế theo quy định của thông tư và hướng dẫn từ tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp cần kê khai phí LSS trong các tiêu chí được quy định, như phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, theo quy định của điều 13 khoản 2 mục G của thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Tuy nhiên, nếu hãng tàu không thu phí LSS, doanh nghiệp sẽ không cần kê khai phí này theo hướng dẫn từ công văn 969/HQHCM-TXNK.
Xem thêm: GRI là phí gì? Ảnh hưởng của phụ phí GRI đến xuất nhập khẩu
Biện pháp giúp đơn vị vận chuyển đáp ứng các tiêu chí mới về LSS
Một số biện pháp mà các doanh nghiệp có thể thực hiện để đáp ứng các tiêu chí mới về Low Sulphur Surcharge (LSS):
- Các tàu vận chuyển nên tuân thủ yêu cầu tiêu chuẩn mới bằng cách sử dụng nhiên liệu sạch, có khí thải oxit lưu huỳnh phát sinh không đáng kể khi đốt cháy.
- Sử dụng các phương pháp giảm thiểu khí thải theo quy định quốc tế như hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc khí. Tuy nhiên, phải đảm bảo có được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý tàu (Quốc gia) trước khi đưa vào áp dụng.
Trên đây là tất tần tật thông tin về phụ phí LSS mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp người dùng hiểu rõ phí LSS là phí gì cũng như là vai trò của nó trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn cần thêm thông tin về LSS hoặc muốn tìm hiểu các dịch vụ vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam. Hãy liên hệ ngay đến đơn vị vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín Giang Huy để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!
Mời bạn cài đặt
Thông tin ngân hàng
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
04910 0040 7352
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
12101 0686 6666
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)