Tổng hợp các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Với sự phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử nước ngoài đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù hình thức mua hàng này sẽ bị tính thêm nhiều loại thuế phí khác nhau nhưng vì muốn có hàng ngoại chính hãng và đảm bảo chất lượng nên người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận chi trả cho những khoản này. Vậy các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam bao gồm những loại nào và những mặt hàng nào cần phải đóng thuế? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác.
Nội dung
- 1 Các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
- 2 Thuế tiêu thụ đặc biệt
- 3 Thuế giá trị gia tăng
- 4 Thuế nhập khẩu
- 5 Cách tính tiền thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
- 6 Những mặt hàng cần phải đóng thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
- 7 Những điểm cần chú ý khi nhập khẩu hàng hóa qua hải quan
Các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như rượu bia, thuốc lá, xe ô tô… Những mặt hàng phổ biến như áo khoác Quảng Châu, giày dép, trang sức, nước hoa, phụ kiện điện tử,… sẽ không phải chịu loại thuế này khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ áp dụng đối với tất cả các mặt hàng có tỉ suất thuế là 0%, 5%, 10%. Đa phần các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài về sẽ chịu thuế % tương tự như các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Ở trong nước có rất ít sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi thuế là VAT.
Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thuế áp dụng là 0%, các mặt hàng thiết yếu như điện nước, lương thực thực phẩm thì áp dụng thuế là %, còn lại sẽ là thuế 10%. Những mặt hàng như quần áo, giày dép, phụ kiện công nghệ, nước hoa, mỹ phẩm…. sẽ đều phải chịu thuế 10% khi nhập hàng từ nước ngoài về.
Thuế nhập khẩu
So với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng thì thuế nhập khẩu là loại thuế phức tạp nhất khi bạn nhập hàng và mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Mức thuế này sẽ dựa vào loại hàng hóa và nguồn gốc nhập hàng để tính phí. Thuế nhập khẩu cũng phân biệt nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, nhập hàng tại Mỹ sẽ có thuế khác với nhập hàng tại Đức, Canada, Nhật Bản…
Lấy ví dụ dễ hiểu hơn thì đối với các loại hàng hóa nhập từ Trung Quốc về Việt Nam sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp hội ASEAN – Trung Quốc. Còn đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ sẽ được tính theo biểu thuế của WTO. Vì vậy, người dùng cần phải tra bảng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam mỗi khi nhập hàng.
Cách tính tiền thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Nguyên tắc tính thuế sẽ đi lần lượt theo thứ tự gồm: Tính thuế tiêu thụ đặc biệt trước, sau đó đến thuế nhập khẩu và thuế VAT. Cụ thể như sau:
Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu x Thuế suất
Thuế nhập khẩu = (Giá trị hải quan của hàng hóa nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu
Thuế giá trị gia tăng= (Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất giá trị gia tăng
Điều này có nghĩa là bạn cần nộp thuế giá trị gia tăng cho phần thuế nhập khẩu. Đối với những mặt hàng chịu thuế nhập khẩu cao thì sau khi tính thêm VAT sẽ càng cao hơn nữa. Còn giá trị hải quan của hàng nhập khẩu được hiểu là giá trị hàng hóa tính đến cửa khẩu Việt Nam, bao gồm tổng giá mua theo hóa đơn và chi phí vận chuyển quốc tế.
Nếu đơn hàng của bạn được freeship thì giá trị hàng hóa để tính hải quan được tính theo đơn giá của hóa đơn/ đặt hàng. Trường hợp đơn hàng không được miễn phí ship thì giá trị kê khai hải quan sẽ bằng giá trên hóa đơn của người bán cộng thêm phí vận chuyển.
Những mặt hàng cần phải đóng thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam
Với những lô hàng được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam với giá trị hóa đơn dưới 1 triệu đồng thì sẽ được miễn các loại thuế. Nếu giá trị đơn hàng trên 1 triệu đồng thì tất cả các mặt hàng đều sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu khi nhập về Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng với một số mặt hàng được quy định chi tiết trong luật thuế quốc gia.
Nhìn chung, các bước liên quan đến tính toán hải quan thường sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Vì vậy, để đơn giản hóa quá trình này, bạn nên sử dụng dịch vụ mua hộ và vận chuyển của các đơn vị trung gian uy tín.
Những điểm cần chú ý khi nhập khẩu hàng hóa qua hải quan
Với mỗi lần nhập khẩu hàng hóa qua hải quan về Việt Nam, bạn cần phải khai báo hàng hóa và mỗi tờ khai chỉ tối đa được 50 mặt hàng. Trong trường hợp lô hàng có trên 50 mặt hàng thì người khai hải quan phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai hải quan nhập khẩu. Sau đó, nhân viên hải quan sẽ dựa trên số nhánh của tờ khai và gộp chung thành một lô hàng để liên kết với nhau.
Một số mục cần lưu ý khi khai báo hải quan:
Trị giá tính thuế: Bao gồm việc khai báo trị giá, tự động tính toán và không tự động tính toán.
- Đối với khai báo trị giá: Cần ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá vào tờ khai nhập khẩu.
- Tự động tính toán: Với những lô hàng có đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch thì người khai cần khai báo tổng giá trị hóa đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, các khoản điều chỉnh, qua đó hệ thống sẽ tự động phân bổ những khoản điều chỉnh đó rồi tự động tính thuế cho từng dòng hàng đã khai báo.
- Không tự động tính toán: Với những lô hàng dù có đủ kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài F và I còn có nhiều hơn 5 khoản điều chỉnh thì hệ thống sẽ không thể tự động tính toán và phân bổ giá tính thuế.
Thuế suất: Đối với mỗi lần khai hải quan, bạn phải khai đầy đủ thông tin nhập khẩu IDA để hệ thống lấy thuế suất tại ngày dự định khai báo IDC và tự động điền vào ô thuế suất. Đối với trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác biệt so với thuế suất tại ngày IDC thì hệ thống sẽ báo lỗi khi nhân viên môi giới hải quan thực hiện thao tác đăng ký hải quan IDC. Lúc này, người khai buộc phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký tờ khai IDC để hệ thống cập nhật lại thuế suất chính xác.
Nếu người khai hải quan nhập thủ công thuế suất thì hệ thống sẽ tự động xuất ra ký tự “M” bên cạnh ô thuế suất.
Tỷ giá tính thuế: Đối với trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá ngày thực hiện nghiệp vụ để tính thuế tự động. Hệ thống sẽ giữ nguyên tỷ giá tính thuế suất nếu người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng 1 ngày hoặc 2 ngày.
Hy vọng bài viết “Tổng hợp về các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam” được Giang Huy tổng hợp và cung cấp trên đây sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính thuế cũng như những lưu ý khi khai báo hải quan nếu muốn mua hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Mời bạn cài đặt
Thông tin ngân hàng
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
04910 0040 7352
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
12101 0686 6666
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)