Hàng Mậu Dịch Là Gì? Phân Biệt Với Nhập Hàng Phi Mậu Dịch
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, việc nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, hàng mậu dịch và phi mậu dịch là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Logistics thường gây nhầm lẫn cho nhiều người mới vào nghề. Mời bạn cùng Giang Huy Logistics tìm hiểu chi tiết hàng mậu dịch là gì? Nhập phi mậu dịch là gì? So sánh điểm khác nhau giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch ở bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 Mậu dịch là gì? Phi mậu dịch là gì?
- 2 Hàng mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì?
- 3 So sánh hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
- 4 Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch, phi mậu dịch
- 5 Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng mậu dịch, hàng phi mậu dịch
- 6 Câu hỏi thường gặp về hàng phi mậu dịch
Mậu dịch là gì? Phi mậu dịch là gì?
Mậu dịch và phi mậu dịch là hai thuật ngữ khá phổ biến và thường xuyên được đề cập. Vậy mậu dịch nghĩa là gì? Phi mậu dịch là gì?
Mậu dịch là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia được chính phủ quản lý và điều hành trực tiếp. Trái ngược với mậu dịch, phi mậu dịch là việc xuất nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trực tiếp giữa các vùng lãnh thổ, quốc gia, hoặc tổ chức dành tặng cho cá nhân/tổ chức của quốc gia khác.
Hàng mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì?
Như vậy bạn đã rõ mậu dịch là gì? Vậy theo bạn hàng mậu dịch là gì?
Hàng mậu dịch là những sản phẩm được nhập khẩu với mục đích thương mại, sản xuất, thường đi kèm với các hợp đồng ràng buộc, tài liệu pháp lý, cũng như các thủ tục quan trọng như đóng thuế VAT và các loại thuế khác. Theo đó, số lượng hàng mậu dịch không bị hạn chế theo quy định.
Ngược lại, hàng phi mậu dịch không được sử dụng cho mục đích kinh doanh hay mua bán, thường được sử dụng trong các trường hợp như quà tặng, viện trợ, quảng cáo, hoặc là hành lý cá nhân. Các giao dịch hàng phi mậu dịch thường không đòi hỏi các hợp đồng phức tạp mà thường được xác định thông qua thỏa thuận.
So sánh hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
Sự hiểu biết về hàng mậu dịch là gì? Nhập phi mậu dịch là gì thực sự rất quan trọng với các doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên tham gia vào hoạt động Logistics. Để rõ hơn về sự khác nhau giữa hai khái niệm này, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi nội dung tiếp theo đây:
Hàng mậu dịch là gì? Và điểm giống nhau với hàng hóa phi mậu dịch
Tất cả các hàng hóa, bao gồm cả hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch, đều phải tuân thủ các quy định về thuế GTGT (VAT) và các khoản phí quốc tế do các cơ quan nhà nước đặt ra.
Một điều quan trọng khác là cả hai loại hàng hóa này đều phải có các tài liệu liên quan, bao gồm hóa đơn cho các khoản phí quốc tế và vận chuyển. Những tài liệu này cần được cung cấp đầy đủ để cơ quan chức năng có thể kiểm tra giá trị và tính chính xác của hàng hóa, đảm bảo tuân thủ đúng quy định và tránh các vấn đề liên quan đến hải quan và thuế nhập khẩu.
Điểm khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch
Ngoài những điểm tương đồng, hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch cũng có những điểm khác biệt đáng chú ý về mục đích xuất nhập khẩu và thời gian nhận hàng hóa. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ điểm khác nhau giữa hàng phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch là gì?
Tiêu chí so sánh | Hàng hóa mậu dịch | Hàng hóa phi mậu dịch |
Mục đích | Phục vụ mua bán, kinh doanh | Không dùng để phục vụ mua bán, kinh doanh. Chủ yếu dùng để biếu tặng, cứu trợ, viện trợ hoặc hàng dùng để quảng cáo, hàng mẫu,… |
Thời gian giao nhận | Dài hơn | Ngắn hơn |
Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch, phi mậu dịch
Tìm hiểu về mậu dịch nghĩa là gì thì không thể bỏ qua thông tin về địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch và phi mậu dịch.
Tờ khai hải quan hay tờ khai xuất nhập khẩu, là một tài liệu quan trọng mà chủ hàng hoá cần điền thông tin chi tiết về lô hàng như số lượng, tên từng loại hàng hóa và các chi tiết khác liên quan. Đây là một văn bản bắt buộc cần phải có khi thực hiện việc xuất khẩu/nhập khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc vào Việt Nam. Nếu không có tờ khai hải quan hoặc nếu thông tin trên tờ khai không chính xác, quá trình xuất nhập khẩu có thể gặp nhiều khó khăn.
Theo quy định của Điều 19 trong Thông tư 38/2015/TT/BTC, địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch được quy định cụ thể như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, cá nhân/tổ chức có thể đăng ký tờ khai tại một trong ba địa điểm sau:
- Chi cục Hải quan tại địa phương doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi sản xuất.
- Chi cục Hải quan tại địa phương nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu.
- Chi cục Hải quan tại địa điểm cửa khẩu xuất hàng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, cá nhân/tổ chức có thể đăng ký tờ khai tại một trong hai địa điểm sau:
- Trụ sở của Chi cục Hải quan tại cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích được ghi trên vận tải đơn hoặc hợp đồng vận chuyển;
- Chi cục Hải quan tại địa phương ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
- Đối với các loại hình cụ thể của hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, địa điểm đăng ký tờ khai được áp dụng theo quy định của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Có thể bạn quan tâm: Điều kiện và hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu hàng hóa chi tiết nhất
Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng mậu dịch, hàng phi mậu dịch
Để tiến hành làm thủ tục hải quan cho hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch, bạn cần lựa chọn địa điểm đăng ký phù hợp. Vậy các quy định cụ thể khi làm thủ tục xuất nhập khẩu cho việc nhập hàng phi mậu dịch và mậu dịch là gì?
- Đối với hàng xuất khẩu: Cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan cụ thể tại địa phương. Tùy thuộc vào loại hàng hóa, nơi thực hiện thủ tục có thể thay đổi theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
- Đối với hàng nhập khẩu: Cá nhân/tổ chức thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan nơi nhận hàng hóa hoặc tại các Chi cục Hải quan thuộc Bộ Hải quan theo quy định.
Câu hỏi thường gặp về hàng phi mậu dịch
Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Câu trả lời là không. Hàng phi mậu dịch không phục vụ mục đích thương mại, thường không đi kèm hóa đơn và chỉ được sử dụng cho các mục đích nhân đạo, viện trợ, biếu tặng hoặc là hàng mẫu. Do đó, hàng phi mậu dịch không được mua bán như hàng hóa thương mại thông thường.
Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?
Câu trả lời là có. Hàng phi mậu dịch cần phải chịu thuế nhập khẩu trước khi được thông quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như hàng quà biếu, quà tặng, có thể được miễn thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Để hiểu rõ hơn về các định mức miễn thuế áp dụng cho hàng phi mậu dịch như hàng biếu, tặng, bạn có thể tham khảo Khoản 2 Điều 8 của Nghị định trên.
Phía trên là tất cả những thông tin cần thiết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về khái niệm hàng mậu dịch là gì? Nhập hàng phi mậu dịch là gì? So sánh sự khác nhau giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Mặc dù cả hai đều là một phần quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế, nhưng mỗi loại lại có mục đích và quy định riêng biệt. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về 2 loại hàng hóa phổ biến này.
Ngày nay nhu cầu vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc ngày càng gia tăng. Từ đó kéo theo nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa ra đời, trong đó Giang Huy Logistics được đánh giá cao nhờ vận chuyển nhanh chóng, giá cả phải chăng cùng chính sách rõ ràng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam và Việt Nam sang Trung Quốc, Giang Huy cam kết đơn hàng của bạn được vận chuyển một cách an toàn và đúng thời hạn. Đặc biệt, khách hàng có thể lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp với nhu cầu và yêu cầu cụ thể. Liên hệ ngay đến Giang Huy để được chúng tôi tư vấn chi tiết bạn nhé!
Mời bạn cài đặt
Thông tin ngân hàng
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
04910 0040 7352
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
12101 0686 6666
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)