Thuế xuất nhập khẩu là gì? Những thông tin cần biết về thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất khẩu nhập khẩu là một phần quan trọng trong hệ thống thuế nhằm kiểm soát và quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, không phải tất cả hàng hóa đều chịu mức thuế xuất nhập khẩu theo quy định pháp luật. Vậy cụ thể thuế xuất nhập khẩu là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế xuất và nhập khẩu? Mời bạn cùng Giang Huy Logistics tìm hiểu những thông tin hữu ích về thuế xuất nhập khẩu ở bài viết sau đây. 

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu (XNK) hay thuế quan là thuế được áp đặt lên hàng hóa khi chúng di chuyển qua cửa khẩu hoặc biên giới của một quốc gia. Thuế xuất khẩu được áp dụng để kiểm soát việc xuất khẩu các loại hàng hóa mà quốc gia muốn hạn chế. Ngược lại, thuế nhập khẩu là khoản thuế áp vào hàng hóa khi chúng được nhập khẩu từ nguồn gốc ngoại quốc, nhằm bảo vệ sản phẩm nội địa và thúc đẩy sản xuất trong nước.

Thuế xuất khẩu và nhập khẩu là gì?
Tìm hiểu chi tiết về thuế xuất nhập khẩu là gì?

Đối tượng nào chịu thuế xuất và nhập khẩu

Khái niệm “Thế nào là thuế xuất khẩu, nhập khẩu?” đã được giải đáp ở trên. Liệu bạn có tò mò về đối tượng chịu thuế xuất khẩu nhập khẩu?

Thực chất, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều 2 Luật Thuế Xuất khẩu, Nhập khẩu 2016 bao gồm:

  • Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới Việt Nam.
  • Hàng xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và hàng nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ và hàng xuất, nhập khẩu thuộc doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Chính phủ có quyền quy định chi tiết về các trường hợp chịu thuế và các trường hợp không áp dụng thuế, như:

  • Hàng quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển.
  • Hàng thuộc viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại.
  • Hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào và sử dụng trong khu phi thuế quan.
  • Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này qua sang khu phi thuế quan khác.
  • Dầu khí sử dụng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Tham khảo: Tổng hợp các loại thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam

Người nộp thuế xuất khẩu và nhập khẩu là ai?

Nếu bạn đã nắm bắt khái niệm về thuế xuất nhập khẩu là gì thì câu hỏi tiếp theo được đặt ra chính là: Ai là người phụ trách và chịu trách nhiệm nộp thuế trong quá trình giao thương quốc tế? Thông thường, thuế xuất khẩu thường được tính tại thời điểm hàng hóa xuất khẩu rời khỏi lãnh thổ quốc gia và thuế nhập khẩu thường được tính tại thời điểm hàng hóa nhập khẩu bắt đầu đi qua cửa khẩu và nhập vào lãnh thổ quốc gia. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu thường phải nộp thuế theo lịch trình được quy định bởi cơ quan thuế.

Ngược lại, thuế nhập khẩu thường phải được nộp trước khi hàng hóa được giải phóng tại cửa khẩu. Thời điểm nộp thuế nhập khẩu có thể liên quan đến thời điểm hàng hóa cập cảng hoặc cửa khẩu cụ thể. Vậy ai phải nộp thuế xuất khẩu nhập khẩu?

Theo quy định nhà nước tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, người phải nộp loại thuế này bao gồm:

  • Chủ hàng hóa xuất, nhập khẩu.
  • Đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu và nhập khẩu.
  • Đối tượng xuất, nhập cảnh có hàng hóa xuất, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Ai là người nộp thuế xuất nhập khẩu?
Các bên chịu thuế xuất nhập khẩu

Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

  • Đại lý làm thủ tục hải quan khi người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nếu nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác theo Luật các tổ chức tín dụng nếu thực hiện bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế.
  • Người được chủ hàng hóa ủy quyền đối với trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý được gửi trước hoặc sau chuyến đi của người xuất nhập cảnh.
  • Chi nhánh thuộc doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
  • Người khác được ủy quyền có thể nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn có những người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới khi không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng và bán tại thị trường trong nước. Thương nhân nước ngoài cũng được phép tham gia kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại các chợ biên giới theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, có những trường hợp người có hàng hóa xuất, nhập khẩu ban đầu thuộc đối tượng miễn thuế, sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp được miễn thuế XNK theo quy định mới nhất

Nội dung vừa chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn thuế xuất nhập khẩu là gì? Những ai phải chịu khoản thuế này? Tuy nhiên, có một số trường hợp được miễn thuế XNK theo quy định mới nhất tại điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016 và hướng dẫn tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Nhóm hàng hóa tiêu dùng gồm 13 trường hợp:

  • Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam. Hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất nhập cảnh và hàng nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
  • Hàng hóa được miễn thuế theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Hàng có giá trị hoặc số tiền thuế dưới mức tối thiểu.
  • Hàng hóa sản xuất, gia công và tái chế tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, hoặc linh kiện nhập từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường trong nước.
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất – nhập trong thời hạn nhất định.
  • Hàng hóa không phục vụ mục đích thương mại (hàng mẫu, ảnh, phim, mô hình…). 
  • Hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định của đối tượng được ưu đãi đầu tư.
  • Hàng nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.
  • Hàng thuộc dự án, cơ sở đóng tàu ưu đãi theo quy định về đầu tư.
  • Hàng xuất nhập khẩu để bảo vệ môi trường.
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, phục vụ giáo dục.
  • Hàng nhập khẩu phục vụ cho an ninh, quốc phòng.
  • Hàng xuất nhập khẩu để bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
Các trường hợp miễn thuế trong xuất nhập khẩu là gì?
Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Nhóm hàng hóa là nguyên vật liệu sản xuất như:

  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng trong quá trình gia công sản phẩm xuất khẩu.
  • Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu gắn vào sản phẩm gia công hoặc xuất khẩu.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện được nhập khẩu cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để sản xuất theo quy định.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện chưa sản xuất trong nước, cần nhập khẩu để sản xuất dự án đầu tư thuộc danh mục đặc biệt ưu đãi hoặc khu vực khó khăn theo quy định về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, khoa học – công nghệ, tổ chức nghiên cứu được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
  • Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu phục vụ in, đúc tiền.
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghệ thông tin, nội dung số hoặc phần mềm.
  • Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật liệu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp khoa học – công nghệ, đổi mới công nghệ.

Nhóm hàng hóa được miễn thuế xuất nhập khẩu khác như:

  • Tài sản di chuyển, quà biếu, tặng theo định mức.
  • Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa được sản xuất.
  • Hàng hóa mua bán, trao đổi thông qua biên giới của cư dân biên giới thuộc danh mục hàng trong định mức phục vụ sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

Căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu khẩu là gì?

Doanh nghiệp chỉ cần dựa vào những mục kể trên sẽ nhận biết được hàng hóa của mình có phải nội thuế xuất nhập khẩu hay không. Vậy căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu là gì?

Căn cứ Điều 5 Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016, việc tính toán thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu được thực hiện như sau:

  • Tiền thuế phải nộp được xác định dựa trên trị giá hàng hóa và thuế suất, tính theo tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng tại thời điểm tính thuế.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, thuế suất được quy định chi tiết theo biểu thuế xuất khẩu. 
Các căn cứ dùng để tính thuế xuất nhập khẩu là gì?

Trong trường hợp có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu với các nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, áp dụng theo thỏa thuận đó. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thuế suất bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường:

  • Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu đáp ứng Điều kiện xuất xứ và đối xử tối huệ quốc theo thỏa thuận với Việt Nam.
  • Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu đáp ứng Điều kiện xuất xứ và đối xử tối huệ quốc theo thỏa thuận với Việt Nam.
  • Thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định ưu đãi (điểm a, điểm b) sẽ được tính là 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng. Trong trường hợp mức thuế suất ưu đãi là 0%, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường theo quy định tại Điều 10 của Luật này.

Cách để tính thuế xuất nhập khẩu

Công thức tính khoản thuế này là mối bận tâm lớn nhất của nhiều người khi tìm hiểu thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:

Trị giá dùng để tính thuế và thuế suất

Trị giá dùng để tính thuế xuất nhập khẩu là gì? Rất đơn giản, trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu, giá tính thuế (FOB) được xác định bằng giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất khẩu, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF.

Trong đó, giá tính thuế được quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng Nhà nước công bố. Thuế suất xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng theo biểu thuế xuất khẩu của Bộ Tài Chính.

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu
Hướng dẫn cách tính thuế xuất và nhập khẩu

Công thức tính thuế xuất và nhập khẩu

Hiện tại, có 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu và từng loại hàng hóa sẽ áp dụng công thức tính thuế khác nhau. 

Tính thuế XNK hàng hóa áp dụng phương pháp tỷ lệ phần trăm

Công thức được áp dụng cho hàng hóa có thuế suất theo tỷ lệ %, số tiền thuế xuất nhập khẩu được tính dựa trên trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng cụ thể ngay tại thời điểm tính thuế.

Thuế XNK = Số lượng hàng hóa thực tế x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x Thuế suất thuế XNK

Tính thuế XNK hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối

Số tiền thuế được xác định theo lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối được quy định trên một đơn vị hàng hóa ngay tại thời điểm tính thuế.

Thuế XNK = Số lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập khẩu x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị

Tính thuế XNK đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp

Công thức cuối cùng để tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu là gì? Tính thuế hỗn hợp là số tiền thuế cho hàng hóa xuất, nhập khẩu được xác định bằng cách kết hợp tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối.

Thuế XNK = Thuế XNK phải nộp hàng hóa theo tỷ lệ % + Thuế XNK phải nộp đối với phương pháp tính thuế tuyệt đối

>>> Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Chuẩn Xác Nhất

Lưu ý khi xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu là gì?

Lưu ý khi xác định tính thuế xuất nhập khẩu là gì? Bạn chỉ cần lưu ý 3 điểm quan trọng sau:

  • Giá tính thuế cần dựa trên hợp đồng mua bán khi có đủ chứng từ hợp lệ và điều kiện xác định.
  • Áp dụng giá tính thuế theo biểu giá Chính phủ quy định cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo các phương thức khác hoặc nếu giá ghi trên hợp đồng thấp hơn so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu.
  • Giá tính thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam nếu là ngoại tệ, theo tỷ giá mua vào được Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm tính thuế.
Lưu ý khi xác định tính thuế XNK
Những lưu ý khi xác định mức giá tính thuế XNK

>>> Có thể bạn quan tâm: Điều Kiện Và Hồ Sơ Hoàn Thuế Nhập Khẩu Hàng Hóa Chi Tiết

Sự hiểu biết đầy đủ về thuế xuất nhập khẩu là gì và những thông tin cần lưu ý giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa quy trình nhập xuất hàng hóa. Nếu bạn không tự tin khi nhập khẩu hàng hóa, hãy đồng hành cùng Giang Huy Logistic – Đơn vị vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốcvận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín nhất hiện nay. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ vận chuyển nhanh chóng với chính sách linh hoạt, tư vấn trọn gói và giá cả hợp lý. Liên hệ ngay đến Giang Huy qua thông tin sau:

CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU GIANG HUY

Địa chỉ: Số 31 đường Na Làng, tổ 2, khối 2, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Tổng đài CSKH: 1900 3304

Hotline: 0989 54 34 64 – 0965 54 54 64

Email: cskh@gianghuy.com

Website: https://gianghuy.com

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)