Điều kiện FCA là gì? Ưu và nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có rất nhiều điều kiện giao hàng đa dạng được áp dụng, phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu cụ thể của hàng hóa cũng như thỏa thuận giữa các bên. Trong số đó, điều kiện FCA trong Incoterms nổi bật với tính linh hoạt và ứng dụng rộng rãi. Hãy cùng Giang Huy Logistics khám phá điều kiện FCA là gì? Những ưu và nhược điểm đáng chú ý trong điều kiện giao hàng fca ở bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện FCA là gì?

FCA hay Free Carrier, là một điều kiện giao hàng quốc tế dựa trên việc chuyển giao trách nhiệm từ người xuất khẩu đến người vận chuyển. Trong thương mại quốc tế, FCA được sử dụng rộng rãi, đặt ra trách nhiệm đóng gói và xếp hàng tại địa điểm đã định, như cảng biển hay bến xe của đơn vị vận chuyển. Các phương tiện như đường sắt, hàng không, đường biển đều có thể áp dụng điều kiện FCA, tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi cho các giao dịch quốc tế.

điều kiện fca là gì
Điều kiện FCA là gì?

Hướng dẫn sử dụng điều kiện giao hàng FCA

Như vậy bạn đọc đã biết FCA là điều kiện gì? Để biết cách sử dụng điều kiện FCA, mời bạn đọc tham khảo nội dung dưới đây:

Thông tin cần biết về phương thức vận tải

Điều kiện giao hàng FCA cho phép sử dụng mọi phương tiện vận tải như đường biển, đường bộ, đường sắt và hàng không, hoặc kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau.

Chuyển giao hàng hóa và quản lý rủi ro (Free Carrier)

Khi sử dụng điều kiện FCA, bạn cần hiểu rõ quy định về chuyển giao hàng hóa và quản lý rủi ro. Theo đó, hàng hóa khi giao hàng cho người vận chuyển sẽ được chuyển giao cho người mua theo hai phương thức:

  • Cách 1: Khi địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, hàng hóa sẽ được giao khi được xếp lên phương tiện vận tải mà người mua chỉ định đến để nhận hàng.
  • Cách 2: Khi địa điểm giao hàng không phải là cơ sở của người bán, hàng hóa sẽ được chuyển giao khi chúng được kiểm soát bởi người vận chuyển hoặc một người khác do người mua chỉ định trên phương tiện vận tải của người bán, sẵn sàng để được dỡ xuống.
điều kiện giao hàng fca và quản lý rủi ro
Chuyển giao hàng hóa và quản lý rủi ro trong điều kiện FCA

Nên nhớ rằng, dù ở đâu thì địa điểm giao hàng luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua. Từ thời điểm giao hàng, mọi chi phí và rủi ro đều thuộc trách nhiệm của người mua.

Địa điểm giao hàng cụ thể

Khi giao hàng theo điều kiện FCA, các bên cần thỏa thuận và xác định địa điểm giao hàng một cách cụ thể. Khi đã định rõ địa điểm và thời điểm giao hàng, thì trách nhiệm và rủi ro sẽ được chuyển từ bên bán sang bên mua. Từ thời điểm đó, mọi chi phí liên quan đến vận chuyển sẽ thuộc trách nhiệm chi trả của bên mua.

Nghĩa vụ về thông quan xuất khẩu và nhập khẩu

Trong điều kiện FCA, bên bán được yêu cầu đảm nhận vai trò người thông quan xuất khẩu cho hàng hóa (nếu cần). Tuy nhiên, trách nhiệm của bên bán không bao gồm việc thực hiện thủ tục thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa sẽ được vận chuyển qua. Chưa hết, bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm trả thuế nhập khẩu hoặc các chi phí liên quan đến thủ tục thông quan nhập khẩu.

Trách nhiệm giữa người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Cả người mua lẫn người bán đều có trách nhiệm lớn lao trong hợp đồng mua bán. Vậy trách nhiệm của họ trong điều kiện FCA là gì?

Trách nhiệm giữa các bên

Khi giao hàng theo điều kiện FCA, người mua và người bán cần đảm bảo hoàn thành tốt trách nhiệm giữa các bên để giao dịch diễn ra suôn sẻ.

trách nhiệm của các bên khi áp dụng incoterm fca
Trách nhiệm giữa người mua và người bán trong hợp đồng FCA

Trách nhiệm của bên bán bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm giao hàng cùng với hóa đơn thương mại và tất cả các chứng từ liên quan.
  • Chịu mọi rủi ro đến khi hàng hoá được đặt tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận ban đầu.
  • Không bắt buộc ký kết và chi trả cho hợp đồng vận chuyển, nhưng phải cung cấp thông tin cho hợp đồng nếu người mua yêu cầu.
  • Không phải mua bảo hiểm cho lô hàng, nhưng có trách nhiệm hỗ trợ nếu người mua yêu cầu.
  • Ký kết hợp đồng vận tải nếu có quy định thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa (số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu, cách đóng gói,…) và thông báo khi giao hàng cho người vận chuyển.
  • Thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu và hỗ trợ người mua trong quá trình nhập khẩu.

Trách nhiệm của bên mua bao gồm:

  • Phải thanh toán tiền hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Nhận hàng đúng thời gian và địa điểm theo quy định.
  • Chịu hoàn toàn trách nhiệm về rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao. Trường hợp người vận chuyển không nhận hàng hoặc người mua không chỉ định người vận chuyển, bên mua phải chịu rủi ro.
  • Chịu trách nhiệm ký kết và chi trả cho hợp đồng vận chuyển nếu có.
  • Kiểm tra hàng và xác nhận bằng chứng về việc giao hàng, hướng dẫn người vận chuyển phát hành chứng từ.
  • Không cần phải mua bảo hiểm hàng hóa.
  • Hỗ trợ thông quan xuất nhập khẩu và làm thủ tục khi nhập khẩu.
  • Chỉ định người vận chuyển, phương thức vận chuyển, thời gian và địa điểm nhận hàng cụ thể.

Chấm dứt trách nhiệm giao hàng của bên bán khi nào? 

Theo điều kiện FCA, khi lô hàng được vận chuyển bằng nhiều hình thức, trách nhiệm giao hàng của bên bán sẽ kết thúc tại các thời điểm sau đây:

chấm dứt trách nhiệm giao hàng theo điều kiện fca
Trách nhiệm bên bán kết thúc khi hàng đươc bóc lên tàu
  • Đường sắt: Bên bán chịu trách nhiệm cho việc bốc xếp hàng hóa lên toa tàu khi vận chuyển bằng đường sắt. Khi hàng hóa chuyển giao cho nhân viên quản lý đường sắt, đồng nghĩa với trách nhiệm của bên bán kết thúc. Trường hợp hàng hóa không chứa trong các container, khi hàng hóa được chuyển giao cho đơn vị thu gom hoặc ủy quyền, nhiệm vụ của bên bán kết thúc.
  • Đường bộ: Nếu bốc hàng tại cơ sở của bên bán, trách nhiệm của họ sẽ kết thúc khi hàng hóa được chất lên xe của người mua.
  • Đường thủy nội địa: Khi hàng hóa đã được chất lên tàu và được chỉ định tại bến cảng theo yêu cầu mua, trách nhiệm của bên bán sẽ kết thúc.
  • Đường biển: Nếu sử dụng container đầy đủ, bên bán chịu trách nhiệm cho vận chuyển và bốc xếp đến khu vực Terminal của cảng. Khi hàng hóa thông quan và nhập cảnh thành công, trách nhiệm của bên bán sẽ chấm dứt.

Giá trị hợp đồng khi sử dụng điều kiện FCA

Trong hợp đồng buôn bán quốc tế theo điều kiện giao hàng FCA, giá của hợp đồng phụ thuộc vào nơi xuất phát của hàng hóa, điều này ảnh hưởng đáng kể đến chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, ngoài chi phí vận chuyển, có những chi phí khác mà các nhà nhập khẩu thường xem xét khi đàm phán giá trị hợp đồng quốc tế theo điều kiện FCA. Các chi phí này bao gồm:

  • Phí hợp đồng mua hàng theo giá FOB.
  • Phí vận chuyển.
  • Phí mua bảo hiểm hàng hóa.
  • Phí lưu trữ và bảo quản tại kho CFS/Ngoại quan, cũng như phí lưu kho DEM/DET.
  • Phí dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải.
  • Phí vận chuyển hàng về cơ sở sản xuất, nhà kho, và một số chi phí khác như: thông quan nhập khẩu, đóng phí và lệ phí khác.
giá trị hợp đồng khi sử dụng điều kiện fca
Giá trị của hợp đồng khi áp dụng tính giá theo điều kiện FCA

Tóm lại, nhà nhập khẩu cần tính toán kỹ lưỡng tất cả các chi phí trên để có cơ sở đàm phán giá với người bán và sử dụng điều kiện incoterm FCA phù hợp. Đồng thời, nhà nhập khẩu nên tổ chức công việc một cách hiệu quả để tránh phát sinh các chi phí không mong muốn và duy trì quá trình vận chuyển hàng thông suốt.

Ưu và nhược điểm của điều kiện FCA

FCA là một điều kiện giao hàng phổ biến và sử dụng nhiều trong quá trình vận chuyển hàng hóa theo Incoterms và cũng cũng sẽ có ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

Điều kiện FCA mang đến vô vàn lợi ích khi thực hiện giao dịch quốc tế, bao gồm:

  • Người bán có thể điều chỉnh giá bán hàng hóa sao cho phù hợp với các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện trách nhiệm của mình.
  • Người mua cần được thông tin rõ ràng về chi phí thực tế trong quá trình vận chuyển và bốc xếp hàng hóa để tránh việc giá bán từ bên bán quá cao.
  • Trách nhiệm thông quan thuộc về bên xuất khẩu, giúp giải quyết mối quan ngại cho người mua.

Nhược điểm

Vậy nhược điểm của điều kiện FCA là gì?

  • Người bán có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
  • Người mua có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa và chịu hoàn toàn rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận và thông quan thành công.
  • Người mua phải cung cấp địa điểm giao hàng chính xác cho người bán và tự sắp xếp, tổ chức vận chuyển lô hàng.

Bạn vừa cùng Giang Huy tìm hiểu về khái niệm điều kiện FCA là gì? Ưu và nhược điểm của điều kiện giao hàng FCA. Nhìn chung, với sự linh hoạt và minh bạch mà FCA mang lại, cả bên bán và bên mua đều có cơ hội tối ưu hóa quy trình vận chuyển và giảm thiểu rủi ro. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đang tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng uy tín thì Giang Huy Logistic là gợi ý dành cho bạn. Với kinh nghiệm và uy tín trong ngành, Giang Huy cam kết mang lại dịch vụ vận chuyển hàng từ VIệt Nam sang Trung Quốc hoặc nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam, giúp doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến giao hàng và vận chuyển hàng hóa.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU GIANG HUY

Địa chỉ: Số 31 đường Na Làng, tổ 2, khối 2, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Tổng đài CSKH: 1900 3304

Hotline: 0989 54 34 64 – 0965 54 54 64

Email: cskh@gianghuy.com

Website: https://gianghuy.com

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)