Supplier là gì? Vai trò của Supplier trong chuỗi cung ứng

Hiện nay khái niệm supplier đã không còn xa lạ gì trong hoạt động doanh nghiệp, vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu giao dịch với nhiều đơn vị cung ứng khác nhau để vận hành doanh nghiệp của mình. Mặt khác, việc lựa chọn nhà cung ứng để hợp tác lâu dài rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Giang Huy company sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm supplier là gì cũng như vai trò của supplier đối với doanh nghiệp. Cùng theo dõi ngay nhé!

Supplier là gì?

Supplier là gì?

Supplier hay nhà cung ứng/nhà cung cấp là gì? Đây đều là những khái niệm để chỉ một cá nhân hay tổ chức cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho một cá nhân hay một tổ chức khác.

Một giao dịch sản phẩm hay dịch vụ nào cũng đều được thực hiện bởi hai hay nhiều đối tượng trở lên, bên cung ứng sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cần thiết cho người mua, người mua sẽ mua lại những sản phẩm và dịch vụ này với giá trị tương ứng. 

Ví dụ: Các đơn vị cung cấp dầu ăn, bột giặt, rau củ quả, các mặt hàng nhu yếu phẩm cho một cửa hàng tiện lợi để cửa hàng bán cho người tiêu dùng thì những đơn vị cung cấp này được gọi là supplier của cửa hàng tiện lợi. 

Nét đặc trưng cơ bản của supplier là gì ?

Dưới đây Giang Huy sẽ chia sẻ cho bạn một số nét đặc trưng cơ bản của một supplier:

  • Nhiều supplier (nhà cung ứng) sẽ tạo thành mạng lưới cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, chẳng hạn như là: Cung ứng trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, vốn và giải pháp kinh doanh, cung ứng lao động,…
  • Các sản phẩm và dịch dụ từ nhiều nhà cung ứng khác nhau sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau.
  • Thị trường mang tính cạnh tranh không lành mạnh hoặc độc quyền cũng sẽ tác động ở nhiều mức độ khác nhau trong việc mua sắm, dự trữ và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.

Những tiêu chuẩn cần có của 1 nhà cung ứng supplier là gì?

Những tiêu chuẩn cần có của 1 nhà cung ứng supplier là gì?

Supplier (nhà cung ứng) tuy không nằm trong tầm kiểm soát hoặc bộ phận của doanh nghiệp nhưng lại có một vai trò rất quan trọng. Để tìm được vật tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu hay dịch vụ với chất lượng tốt, số lượng đầy đủ, đảm bảo yêu cầu và có giá cả hợp lý phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải kiếm được một nhà cung ứng tốt. 

Bên cạnh đó, nhà cung ứng cũng sẽ tìm tới những doanh nghiệp đảm bảo được yêu cầu họ đưa ra để hợp tác lâu dài. Sau đây là một số tiêu chuẩn để tìm một nhà cung ứng tốt:

  • Giá cả: Tự đặt và đưa ra câu hỏi về nhà cung ứng dựa trên hoạt động của doanh nghiệp. Giá cả nhà cung ứng đưa ra, doanh nghiệp có đáp ứng được hay không? Tính cạnh tranh về giá cả trên thị trường có khắt khe hay không? Điều kiện thanh toán có phù hợp với hai bên hay không?
  • Chất lượng: Chất lượng hàng hóa, giải pháp có phù hợp với giá cả đưa ra hay không? Có đáp ứng được tiêu chuẩn hàng hóa cuối cùng mà doanh nghiệp đưa ra hay không?
  • Thời gian giao hàng: Nhà cung ứng có đảm bảo được nhân sự để vận chuyển và giao hàng đúng thời gian như lịch đã hẹn được không? Hàng hóa được giao có đảm bảo được về số lượng và chất lượng hay không?

Supplier có vai trò gì trong chuỗi cung ứng?

Supplier có vai trò gì trong chuỗi cung ứng?

Sau khi tìm hiểu về supplier là gì thì tiếp theo đây hãy cùng Giang Huy tìm hiểu một số vai trò chính của supplier trong chuỗi cung ứng nhé!

  • Liên tục cập nhật thông tin chi tiết và đổi mới thị trường: Supplier là những người trực tiếp tiếp xúc với thị trường, do đó họ có thể đưa ra những sáng kiến mới cho sự phát triển chung về sản phẩm và dịch vụ. Các supplier có thể giúp doanh nghiệp điều chỉnh các ý tưởng phù hợp với họ, từ đó góp phần đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách nâng cấp sản phẩm lên một bậc so với doanh ngiệp khác.
  • Nhanh chóng và kịp lúc: Niềm tin của khách hàng dựa trên độ uy tín của nhà cung ứng, còn độ uy tín phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Điều này có nghĩa là nếu các nhà cung ứng cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp đúng thời gian và số lượng yêu cầu, nó có thể giúp doanh nghiệp duy trì được vòng quay hàng tồn kho và ít phải bảo trì hơn nhờ đó doanh nghiệp có thể theo dõi được dòng tiền và giảm thiểu rủi ro lãng phí hàng hóa.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Các supplier có thể duy trì lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp và đối thủ của họ bằng cách giữ nguyên mức giá cả, chất lượng hàng hóa khi cung cấp cho doanh nghiệp.
  • Tuân thủ luật pháp tại khu vực tài phán: Để thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, các nhà cung ứng cần tuân thủ các quy tắc và quy định do luật pháp tại nơi đang hoạt động kinh doanh đặt ra. Họ phải tuân thủ và tôn trọng các tiêu chuẩn, tuyệt đối không tham gia vào các hoạt động thương mại bất hợp pháp và không công bằng.
  • Đem lại giá tốt nhất: Vì các nhà cung ứng là người trực tiếp tiếp xúc với thị trường, nên họ phải cung cấp hàng hóa với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất cho doanh nghiệp mà mình hợp tác, nó sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa nhà cung ứng và doanh nghiệp, kết quả là cả đôi bên cùng phát triển và có lợi nhuận lâu dài.
  • Quản lý tài chính hiệu quả hơn: Một nhà cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tài chính từ đầu của họ, nếu các doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt tài chính, họ sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp thêm nguồn tài chính, điều này có thể dưới dạng mở rộng trong điều khoản hợp đồng, tăng thêm thời gian đến hạn thanh toán hoặc đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp.

Supplier đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Supplier đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?

Nhà cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dù không thuộc phạm vi quản lý hay đem lại lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng nếu như không có sự hỗ trợ của supplier thì hoạt động sản xuất và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Có thể nói supplier ảnh hưởng trực tiếp tới vòng đời của sản phẩm, chính vì vậy các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các supplier để có thể khai thác tốt nhất sản phẩm của mình trong khâu phục vụ quy trình và cung ứng sản phẩm.

Vì thế nên các doanh nghiệp cần hiểu rõ cách quản lý và linh hoạt mối quan hệ giữa hai bên, dưới đây là một số cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng:

  • Tuân thủ theo pháp luật của địa phương: Các nhà cung ứng phải luôn tuân thủ theo các tiêu chuẩn và luật pháp liên quan, bao gồm bảo vệ nhân quyền và quyền lao động trẻ em.
  • Giao dịch bình đẳng đối với tất cả các nhà bán lẻ cũng như khách hàng: Các nhà cung ứng phải luôn tạo cơ hội bình đẳng cho các nhà bán lẻ kinh doanh chung với mình.
  • Giá cả hợp lý và tốt nhất có thể: Các nhà cung ứng phải luôn đảm bảo giá cả và chất lượng tốt nhất cho doanh nghiệp và các đối tác khác của họ để xây dựng lòng tin và sự tin tưởng, điều này giúp cho các hoạt động kinh doanh được lặp lại trong tương lai.
  • Không có xung đột lợi ích đối với các nhà cung ứng: Các nhà cung ứng không nên hợp tác với những người mà họ có khả năng xung đột vì lợi ích, bao gồm: Bạn bè, đồng nghiệp mới hoặc cũ, hoặc thậm chí là người thân trong gia đình. Điều này giúp giảm khả năng đối xử không công bằng giữa những đối tác với nhau.

Bên cạnh đó, cũng sẽ có một số tình huống xảy ra từ phía supplier làm cho các doanh nghiệp gặp trục trặc như:

  • Có rất ít nhà cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ bạn cần hoặc thậm chí bạn phải hợp tác độc quyền với một nhà cung ứng duy nhất.
  • Không có nguyên vật liệu hay phương án thay thế yếu tố đầu vào ban đầu.
  • Các nhà cung ứng dễ bị kiểm soát bởi doanh nghiệp hay tổ chức khác.

Sự khác nhau cơ bản giữa Vendor và Supplier là gì?

Trước khi so sánh sự khác biệt giữa vendor và supplier thì chúng ta cần phải hiểu vendor là gì? Vendor là một cá nhân hay tổ chức bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho một cá nhân hay tổ chức khác trong chuỗi sản xuất kinh tế với mục đích sản phẩm hoặc dịch vụ mà Vendor cung cấp là để tiêu dùng. Như vậy có thể hiểu là cùng nằm trong chuỗi cung ứng nhưng vendor là mắt xích cuối cùng đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.

Hoặc có thể hiểu đơn giản hơn là, nếu supplier cung cấp các nguyên liệu để chế tạo, sản xuất ốp lưng điện thoại thì Vendor sẽ chính là người đưa ốp lưng điện thoại hoàn chỉnh ra thị trường để tiêu thụ.

Thông thường, Vendor có thể cung ứng dưới dạng hình thức B2B( doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C( doanh nghiệp với người tiêu dùng). 

Sau đây là bảng so sánh chi tiết giữa Supplier và Vendor:

  Supplier Vendor
Ý nghĩa Cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ và hàng hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bán hàng và dịch vụ trực tiếp cho khách hàng.
Mối quan hệ trong kinh doanh B2B B2B và B2C
Vị trí trong chuỗi cung ứng Đầu tiên Cuối cùng
Mục tiêu Phục vụ cho việc sản xuất Bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng
Mục đích bán hàng Bán lại Sử dụng
Số lượng cung cấp Số lượng lớn Số lượng nhỏ
Rủi ro Cao Thấp
Mối quan hệ với doanh nghiệp Trực tiếp Gián tiếp

Nhìn từ bảng so sánh trên chúng ta có thể thấy rõ, về cơ bản supplier và vendor đều đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng, sự khác biệt rõ nét nhất giữa supplier và vendor chính là nằm ở mục đích bán hàng.

Trên đây là một số thông tin về khái niệm supplier là gì và vai trò của supplier đối với doanh nghiệp. Mong rằng, thông qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của supplier đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Nếu có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc từ các nhà cung ứng bên Trung để kinh doanh hoặc cần hỗ trợ vận chuyển hàng hóa Trung – Việt xin vui lòng liên hệ đến Giang Huy qua những phương thức sau để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)