Tìm hiểu CO là gì? Tại sao CO lại quan trọng trong xuất nhập khẩu?
Để xuất nhập khẩu hàng hoá thành công thì CO là một trong những chứng từ quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, với một số đơn vị kinh doanh mới vẫn chưa hiểu rõ CO là gì và những loại CO phổ biến hiện nay. Do đó, trong bài viết hôm nay, Giang Huy sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến CO để bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.
Nội dung
Tìm hiểu CO là gì?
Hiện nay, CO là chứng từ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, giúp hàng hoá được thông quan dễ dàng cũng như nhận được một số ưu đãi về thuế khi mua hàng từ nước ngoài. Sau đây là định nghĩa cũng như mục đích của CO trong xuất nhập khẩu:
Định nghĩa về CO, các thông tin cơ bản trên CO
Đầu tiên chúng ta cần phải biết CO là viết tắt của từ gì? Thì CO là từ viết tắt của thuật ngữ certificate of origin, nghĩa là giấy chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc của hàng hoá. Đây là chứng từ được cấp bởi quốc gia (là nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng là do nước nào sản xuất và phân phối, theo quy định về xuất xứ hàng hoá. CO là chứng từ tạo điều kiện thuận lợi về mặt thuế quan cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (là nước nhập khẩu).
Giấy chứng nhận CO là chứng từ quan trọng, là điều kiện để xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Ngoài ra, CO còn có thể giúp cho bên mua hoặc bên bán được hưởng những ưu đãi và lợi ích theo quy định được ký kết giữa các bên. Do đó, CO đóng vai trò quan trọng trong xuất nhập khẩu cũng như kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về CO là gì, bạn cũng nên chú ý một số thông tin chính được cung cấp trên mỗi CO sẽ bao gồm:
- Cơ quan cấp CO, mẫu GCN, số GCN tương ứng
- Thông tin của bên bán và bên nhận hàng
- Tên và số lượng, ký hiệu của hàng hóa được gửi
- Số hoá đơn, chứng nhận nguồn gốc tương ứng
- Phương thức vận tải đang được áp dụng
- Được đóng dấu, thông tin nơi cấp, ngày cấp và chữ ký.
Mục đích sử dụng CO trong xuất nhập khẩu
Như đề cập ở trên, CO được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, CO mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua cũng như bên bán:
- Với bên mua bán: Điều kiện hoàn thành nhiều thủ tục hải quan, để hàng hoá có đủ điều kiện xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Với nhà nước: Theo dõi các thống kê thương mại, áp dụng những chính sách hỗ trợ phù hợp.
CO do cơ quan nào cấp phát?
Hiện nay, có hai cơ quan có thẩm quyết cấp phát CO tại Việt Nam:
- Bộ Công thương: Bộ Công thương có quyền cấp phát các CO form A, D và các C theo sự thỏa thuận giữa các chính phủ
- VCCI (Vietnam Chamber Of Commerce and Industry) – Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam: Cấp phát các form CO còn lại hoặc form CO do bộ công thương uỷ quyền.
Ngoài ra, bộ Công thương còn ủy quyền cấp phát CO form AK, E, D cho các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu của Bộ. Mẫu CO form D, E, AK còn được uỷ quyền cho một số ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp để thuận tiện hơn.
Những lợi ích khi hàng hóa có CO là gì?
Khi hàng hoá có đầy đủ CO, bên xuất nhập khẩu không chỉ đáp ứng được điều kiện quy định về việc cấp phát hàng hoá mà còn được nhận nhiều ưu đãi, cụ thể:
- Ưu đãi về mặt thuế quan: Hàng hóa được xác định rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ giúp phân biệt được hàng nhập khẩu được ưu đãi thuế. Từ đó, người mua sẽ được hưởng các ưu đãi áp dụng theo quy định của các thoả thuận thương mại ký kết giữa các quốc gia.
- Thuế chống phá giá và được trợ giá trong trường hợp các hàng hoá xuất khẩu được phá giá tại một thị trường khác. Khi đó, xác định xuất xứ của loại hàng này sẽ giúp hành động chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống ban ngạch: Việc khai báo đầy đủ hàng hoá theo CO giúp xác định nguồn gốc xuất xứ, ghi nhận các thống kê thương mại trở nên hiệu quả. Các số liệu thống kê theo khu vực cũng trở nên chính xác và đáng tin cậy hơn nhiều.
Các loại CO phổ biến hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu buôn bán hàng hoá giữa các bên, nhiều loại CO đã được ra đời với một số loại phổ biến như sau:
- Mẫu CO form A là chứng nhận cho các lô hàng được xuất khẩu, trong đó Việt Nam là bên được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.
- Mẫu CO form B là chứng nhận xuất xứ hàng hoá, áp dụng với các lô hàng được xuất đi các nước không ưu đãi.
- Mẫu CO form D là chứng từ chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng xuất khẩu tới các nước trong khối ASEAN, thuộc diện hưởng ưu đãi về thuế và được nếu rõ trong hiệp định CEPT.
- Mẫu CO form E là chứng nhận xuất xứ hàng sang các nước trong khối ASEAN và xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hoá được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
- Mẫu CO form AK là chứng nhận xuất xứ các lô hàng được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang Hàn Quốc (hoặc ngược lại) cũng như các quốc gia trong khối ASEAN
- Mẫu CO form AJ là chứng nhận xuất xứ hàng được hưởng ưu đãi về thuế sang các quốc gia trong khối ASEAN hoặc xuất khẩu sang Nhật và ngược lại.
Một số điểm cần lưu ý khi làm CO là gì?
Hiện nay khi làm CO, người thực hiện cần lưu ý một số điều sau khi làm hồ sơ cấp CO cũng như chú ý thủ tục cấp phát CO. Điều này giúp tránh việc làm sai dẫn đến không được cấp CO thành công.
Lưu ý về hồ sơ xin cấp CO
Khi làm hồ sơ xin cấp CO, nên chuẩn bị với đầy đủ các loại giấy tờ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp CO được kê khai đầy đủ thông tin, hoàn chỉnh và hợp lệ.
- Chuẩn bị 1 bản gốc và 3 bản sao của mẫu CO.
- Chuẩn bị bản sao có chữ ký người thẩm quyền và dấu sao y bản chính của tờ khai hải quan xuất khẩu, đã được làm thủ tục hải quan.
- Hoá đơn (Invoice), vận đơn của hàng hoá trong lô hàng.
- Một số chứng từ khác giúp chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa có thể kể đến như chứng từ mua bán; chứng từ ủy thác xuất nhập khẩu; định mức hải quan (nếu có); phụ lục bảng kê khai các nguyên liệu sử dụng; các chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu đầu vào; bản tóm tắt quy trình sản xuất; giấy kiểm định.
Thủ tục cấp CO hiện nay
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân trong trường hợp làm thủ tục cấp CO lần đầu
Một số giấy tờ nộp khi khách hàng lần đầu tiên làm thủ tục xin cấp CO sẽ bao gồm:
- Con dấu thương nhân và đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp CO.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao y công chứng).
- Danh mục nhà máy, xưởng sản xuất.
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, các cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra thông tin
Các cán bộ sẽ gửi lại thông tin cho bạn trong một số trường hợp như:
- Được cấp CO và báo rõ thời gian cấp.
- Đề nghị người gửi bổ sung chứng từ.
- Đề nghị người gửi kiểm tra lại chứng từ về các lỗi sai, thiếu thông tin
- Một số trường hợp sẽ bị từ chối cấp CO theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả giấy chứng nhận xuất xứ CO
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã đã giúp bạn hiểu rõ hơn CO là gì trong xuất nhập khẩu cũng như vai trò của CO mang lại. Mong rằng, thông qua bài viết này có thể giúp bạn trang bị đầy đủ những thủ tục cần thiết để làm thủ tục hải quan nhanh chóng hơn.
Mọi thắc mắc và cần hỗ trợ về dịch vụ nhập khẩu hàng Trung Quốc chính ngạch xin vui lòng liên hệ đến Giang Huy qua các phương thức dưới đây:
- Địa chỉ: 31 Na Làng, tổ 2, khối 2, Cao Lộc, Lạng Sơn
- Tổng đài CSKH: 19003304
- Hotline: 0989.54.34.64 – 0965.54.54.64
- Website: https://gianghuy.com/
Mời bạn cài đặt
Thông tin ngân hàng
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
04910 0040 7352
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
12101 0686 6666
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)