Địa điểm Làm Thủ Tục Hải Quan – Tờ Khai Điện Tử

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc nắm rõ các thủ tục hải quan là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Với sự tiện lợi của tờ khai hải quan điện tử, quá trình xuất, nhập khẩu đã trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. Bài viết này, Giang Huy Logistics sẽ giải thích chi tiết về các địa điểm làm thủ tục hải quan và cách thực hiện tờ khai điện tử để giúp bạn tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là các công việc và biện pháp mà người khai hải quan và cơ quan hải quan phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển nhượng, tái xuất,… Quy trình thủ tục hải quan được quy định chi tiết trong Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật. Dưới đây là quy trình chung của thủ tục hải quan:

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu gồm 6 các bước:

  • Người khai hải quan nộp hồ sơ  bao gồm tờ khai  và các chứng từ kèm theo.
  • Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Tiến hành kiểm tra hàng hóa.
  • Phát hành tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu đã thông quan hoặc thông báo kết quả giải quyết thủ tục.
  • Người khai hải quan nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
  • Người kê khai hải quan nhận hàng hóa.
tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu
Thủ tục hải quan

Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Người khai hải quan nộp hồ sơ, giấy tờ khai hải quan và các chứng từ kèm theo.
  • Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra.
  • Kiểm tra hàng hóa.
  • Phát hành tờ khai hải quan đã thông quan hoặc thông báo kết quả giải quyết thủ tục hải quan.
  • Người khai hải quan xuất hàng hóa.

Lưu ý:

  • Quy trình thủ tục hải quan cụ thể có thể thay đổi tùy theo loại hình thủ tục hải quan, loại hàng hóa và phương thức vận chuyển.
  • Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các công ty tư vấn hải quan để được hỗ trợ thực hiện thủ tục hải quan một cách chính xác và hiệu quả.

Hồ sơ hải quan và hồ sơ hải quan điện tử

Dưới đây là thông tin tiết về hồ sơ hải quan mà bạn có thể tham khảo:

Hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan là tập hợp các giấy tờ, tài liệu theo quy định của pháp luật hải quan, do người kê khai hoặc người đại diện hợp pháp của người khai hải quan lập, cung cấp cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục.

Hồ sơ hải quan

địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
Hồ sơ làm thủ tục hải quan

Hồ sơ hải quan điện tử

Hồ sơ hải quan điện tử là tập hợp các thông tin điện tử được tạo lập, lưu trữ, truyền nhận và xử lý theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục hải quan.

Ngày 22/11/2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022 để trả lời Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thủ tục hải quan đối với các gói, kiện hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.

Theo Mục 2 của Công văn này, những trường hợp thực hiện khai hải quan bằng phương thức điện tử bao gồm các trường hợp không nằm trong danh sách được khai bằng tờ khai giấy. Các trường hợp không thuộc diện khai bằng tờ khai giấy được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, bao gồm:

  • Hàng hóa xuất, nhập khẩu của các cư dân biên giới.
  • Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vượt quá mức miễn thuế đối với người xuất cảnh và nhập cảnh.
  • Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, hàng xuất khẩu và nhập khẩu phục vụ an ninh quốc phòng.
  • Quà tặng, hàng biếu và tài sản di chuyển của cá nhân.
  • Phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo hình thức tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập.
  • Hàng hóa tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời gian nhất định, đối với khách xuất cảnh và nhập cảnh.
  • Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không hoạt động, gây cản trở trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Cơ quan hải quan sẽ thông báo trên trang web hải quan trong vòng 1 giờ từ khi xảy ra sự cố.
  • Nếu hệ thống khai hải quan điện tử của người khai hải quan không hoạt động, họ cần thông báo cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục, nêu rõ tên và nguyên nhân của sự cố, thời gian dự kiến khắc phục, và phương thức thay thế cho việc khai hải quan trong thời gian hệ thống gặp sự cố.
  • Các loại hàng hóa khác theo quy định Bộ Tài chính.

Theo Mục 2 của Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022, các quy định về hàng thương mại điện tử gửi qua dịch vụ bưu chính được thực hiện theo Điều 5 của Thông tư 49/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 56/2019/TT-BTC. Về hồ sơ hải quan cho các gói, kiện hàng hóa nhóm 1 (hàng hóa trị giá thấp), nội dung chính bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu có trị giá thấp, được điền theo các chỉ tiêu tại phần A Phụ lục I Danh mục 1 kèm theo Thông tư này. Nếu sử dụng tờ khai giấy theo khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp cần nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu quy định.
  • Tờ khai CN22 hoặc CN23, số hiệu bưu gửi E1QT hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương, trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, hàng không, đường sắt, hoặc vận tải đa phương thức.
  • Hóa đơn thương mại (nếu có): 1 bản chụp.

Tuy nhiên, Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022 nêu rõ rằng, do hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu khai các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai trị giá thấp, hàng hóa nhóm 1 vẫn sẽ thực hiện khai trên tờ khai giấy. Trong khi đó, hàng hóa nhóm 2 (hàng hóa thông thường) được khai trên hệ thống VNACCS (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động).

Về việc yêu cầu kê khai thông tin chứng minh thư nhân dân khi gửi hàng hóa qua dịch vụ bưu chính, Mục 2 của Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022 nêu rõ rằng việc cơ quan hải quan yêu cầu khai chỉ tiêu thông tin về chứng minh thư nhân dân chỉ áp dụng cho hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, không áp dụng đối với hàng hóa gửi qua bưu chính. Do đó, kê khai chỉ tiêu thông tin về chứng minh thư nhân dân khi gửi hàng hóa qua dịch vụ bưu chính là không bắt buộc.

Địa điểm làm thủ tục hải quan

Địa điểm làm thủ tục hải quan
Địa điểm làm thủ tục hải quan

Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi mà cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, cũng như thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa và phương tiện vận tải.

  • Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan thường là tại trụ sở của Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan.
  • Địa điểm kiểm tra thực tế như khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt, cảng hàng không, bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy có hoạt động xuất/nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, hoặc quá cảnh và các cảng nội địa chuyên về xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Trụ sở của Chi cục Hải quan.
  • Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  • Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình xây dựng, hoặc tại các địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm.
  • Địa điểm kiểm tra trong khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, hoặc tại các địa điểm thu gom hàng lẻ.
  • Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước láng giềng tại các cửa khẩu đường bộ.
  • Các địa điểm làm thủ tục hải quan khác được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong những trường hợp đặc biệt.

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền khi lập quy hoạch hoặc thiết kế các dự án xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không, cảng biển, cảng thủy nội địa,… Cùng với các cảng nội địa, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan hoặc các địa điểm làm thủ tục hải quan khác có hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Đặc biệt phải bố trí các nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu kiểm tra và giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan

Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
Thời gian hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ tối đa là 2 giờ làm việc

Cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký, và kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ cần thiết theo quy định của Luật Hải quan 2014.

Sau khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan 2014, thời gian để công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và phương tiện vận tải được quy định như sau:

  • Kiểm tra hồ sơ: Thời gian hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ tối đa là 2 giờ làm việc, tính từ lúc cơ quan hải quan nhận đủ hồ sơ hải quan.
  • Kiểm tra thực tế hàng hóa: Thời gian hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa tối đa là 8 giờ làm việc, kể từ khi người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Nếu hàng hóa cần kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, hoặc an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật, thời hạn kiểm tra sẽ được tính từ khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành. Trong trường hợp hàng hóa có số lượng lớn, nhiều loại, hoặc quá trình kiểm tra phức tạp, thì thủ trưởng cơ quan hải quan có thể gia hạn thời gian kiểm tra thực tế, nhưng thời gian gia hạn không quá 2 ngày.
  • Kiểm tra phương tiện vận tải: Quá trình kiểm tra phương tiện vận tải phải đảm bảo kịp thời cho việc xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như việc xuất nhập cảnh của hành khách. Đồng thời, việc kiểm tra này phải đảm bảo phù hợp với quy định về kiểm tra và giám sát hải quan theo Luật Hải quan 2014.

Việc thông quan hàng hóa được tiến hành theo quy định tại Điều 37 của Luật Hải quan năm 2014. Ngoài ra, cơ quan hải quan cũng có thể thực hiện thủ tục hải quan vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc, nhằm đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như việc xuất nhập cảnh của hành khách và phương tiện vận tải. Việc này có thể được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và dựa trên điều kiện thực tế tại khu vực hải quan.

Các trường hợp nhập khẩu không cần mở tờ khai

Dưới đây là các trường hợp nhập khẩu không cần mở tờ khai:

Doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ hoặc phần mềm thông qua phương tiện điện tử

Các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ hoặc phần mềm thông qua phương tiện điện tử, như gửi email hoặc cung cấp qua đường truyền mạng, thuộc nhóm các trường hợp không cần phải lập tờ khai hải quan, theo Điều 16, Khoản 2 của Thông tư 219/2013/TT-BTC. Tuy nhiên, để được miễn thủ tục hải quan, doanh nghiệp cần đảm bảo có bằng chứng xác nhận rằng bên mua đã nhận được dịch vụ hoặc phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo quy định pháp luật về thương mại điện tử.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm dưới dạng tài liệu, hồ sơ, hoặc cơ sở dữ liệu được đóng gói dưới dạng vật chất như đĩa CD, DVD hoặc ổ đĩa cứng, họ vẫn phải thực hiện khai báo hải quan như thường lệ.

Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa cho các khu vực phi thuế quan hoặc công trình nước ngoài

tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu
Cung cấp hàng hóa khu phi thuế quan, công trình nước ngoài thì không cần mở tờ khai

Cung cấp hàng hóa khu phi thuế quan, công trình nước ngoài thì không cần mở tờ khai

Các hoạt động như xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, cùng với việc cung cấp các dịch vụ tiện ích như điện, nước và các văn phòng phẩm cho doanh nghiệp chế xuất cũng được miễn thủ tục hải quan. Hơn nữa, các mặt hàng phục vụ sinh hoạt hàng ngày như lương thực, thực phẩm, và hàng tiêu dùng (bao gồm cả thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ nón, giày ủng, găng tay) đều nằm trong phạm vi được miễn khai báo hải quan.

Hoạt động mua bán của Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) và đối tác của những doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là những đơn vị sản xuất hàng hóa chủ yếu dành cho thị trường xuất khẩu, được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất. Hàng hóa sản xuất bởi doanh nghiệp chế xuất thường phải được xuất khẩu 100%. Để trở thành doanh nghiệp chế xuất, các đơn vị phải đăng ký kinh doanh và khai báo với cơ quan Hải quan. Trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất muốn bán hàng vào thị trường nội địa Việt Nam, họ phải thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ theo các quy định hiện hành.

Theo Điều 74 Thông tư 38/2015/TT – BTC, Khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, và Mục 11 Công văn 18195/BTC-TCHQ, dưới đây là các trường hợp mà doanh nghiệp chế xuất và đối tác của họ có thể hoặc không cần mở tờ khai hải quan:

  • Gia công tại Việt Nam: Khi doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam thuê công ty khác gia công hàng hóa rồi sau đó lấy thành phẩm về để xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất không cần mở tờ khai hải quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp gia công sẽ phải thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
  • Giao dịch giữa các DNCX: Doanh nghiệp chế xuất có thể trao đổi hàng hóa với nhau, như nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị. Đối với giao dịch giữa các doanh nghiệp chế xuất, tham khảo khoản 3 Điều 76 Thông tư 38/TT – BTC để biết chi tiết.
  • Hàng hóa mua từ nội địa: Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, và hàng tiêu dùng mua từ nội địa để sử dụng trong quá trình xây dựng, vận hành bộ máy văn phòng, và hỗ trợ sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất.
  • Vận chuyển nội bộ: Hàng hóa vận chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một công ty mẹ hoặc giữa các doanh nghiệp chế xuất khác nhau trong cùng khu chế xuất không cần mở tờ khai hải quan.
  • Hàng hóa của các DNCX trong cùng tập đoàn: Nếu các doanh nghiệp chế xuất thuộc cùng một tập đoàn hoặc hệ thống công ty tại Việt Nam, họ có thể thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc mà không cần thủ tục hải quan.
  • Bảo hành và sửa chữa: Hàng hóa được đưa vào hoặc đưa ra khỏi doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa, hoặc hoàn thiện một phần công đoạn sản xuất như kiểm tra, phân loại, đóng gói, không cần mở tờ khai hải quan.
  • Hàng hóa nhập khẩu chịu thuế: Khi doanh nghiệp chế xuất thanh toán thuế nhập khẩu và sau đó bán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, giao dịch này không cần mở tờ khai hải quan.
  • Hàng hóa mua từ nội địa và nộp đầy đủ thuế: Nếu hàng hóa được mua từ nội địa và đã nộp đầy đủ các loại thuế, doanh nghiệp chế xuất không cần thủ tục hải quan.
  • Thuế suất đặc biệt: Nếu doanh nghiệp chế xuất mua hàng từ nội địa có thuế xuất khẩu, họ phải thực hiện thủ tục hải quan. Tuy nhiên, nếu hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất, họ không cần mở tờ khai. Ví dụ, việc sử dụng than đá trong quá trình đốt lò cho sản xuất trong doanh nghiệp chế xuất không cần thủ tục hải quan.

Lưu ý: Đối với các trường hợp không cần mở tờ khai hải quan, doanh nghiệp chế xuất phải lập và lưu trữ các chứng từ, sổ chi tiết về lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra, theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích mua và nguồn hàng, đồng thời phải tuân thủ quy định về kế toán và kiểm toán.

Mua bán 3 bên với trường hợp người giao và nhận hàng cùng 1 quốc gia thì bên trung gian mua đi bán lại không cần mở tờ khai hải quan

mở tờ khai hải quan
Mua bán 3 bên người giao/nhận hàng cùng 1 quốc gia thì không cần tờ khai

Mua bán 3 bên người giao/nhận hàng cùng 1 quốc gia thì không cần tờ khai

Ví dụ, một công ty Việt Nam mua hàng từ công ty A tại Hồng Kông. Sau đó, công ty Việt Nam yêu cầu công ty A giao hàng cho công ty B, cũng tại Hồng Kông, là khách hàng của công ty Việt Nam. Trong trường hợp này, công ty tại Việt Nam không cần phải mở tờ khai nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Công ty A tại Hồng Kông sẽ mở tờ khai xuất khẩu tại chỗ để bán hàng cho công ty Việt Nam, nhưng địa chỉ giao hàng là công ty B ở Hồng Kông. Đồng thời, công ty B mở tờ khai nhập khẩu tại chỗ để mua hàng từ công ty Việt Nam, nhưng lại nhận hàng từ công ty A. Quy trình này giúp giảm thiểu việc mở tờ khai hải quan cho bên trung gian mua đi bán lại, đồng thời đảm bảo rằng việc giao dịch vẫn được thực hiện theo quy định.

Liên hệ Giang Huy Logistics
Giang Huy Logistics là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa uy tín

Hy vọng với những địa điểm làm thủ tục hải quan và cách thực hiện tờ khai điện tử trên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện thủ tục này. Đừng quên tuân thủ các quy định của Luật Hải quan 2014 và luôn chuẩn bị tốt các chứng từ để quá trình khai báo diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn đang cần tư vấn đến việc nhập hàng Trung Quốc trực tiếp hoặc các vấn đề về xuất nhập khẩu hoặc tìm kiếm đơn vị vận chuyển xuất, nhập khẩu vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam thì hãy liên hệ đến Giang Huy để hỗ trợ ngay hôm nay. 

liên hệ Giang Huy

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)