EXW là gì? Thông tin chi tiết về EXW trong xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh có nhiều tiềm năng hấp dẫn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó, EXW đang ngày càng phổ biến và đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu hiện nay. Để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về điều kiện EXW, Giang Huy Logistics sẽ cung cấp thông tin chi tiết về EXW là gì, trách nhiệm giữa các bên trong giao dịch EXW và so sánh giữa EXW cùng FOB xem đâu là lựa chọn tốt nhất trong Logistics qua bài viết này nhé!

Giá EXW là gì?

Trả lời cho các thắc mắc “EXW nghĩa là gì?” hay “EXW price là gì?” thì EXW là viết tắt của Ex Work, được hiểu đơn giản là “Giao hàng tại xưởng” hoặc “Giá xuất xưởng”. Đây là một điều khoản cơ bản trong Incoterm (Bộ quy tắc thương mại quốc tế) và được sử dụng cho tất cả các hình thức vận tải, bao gồm đường thủy nội địa, đường hàng không, đường sắt và đường biển. 

Trong đó quy định người bán sẽ phải giao hàng cho người mua tại xưởng, kho hoặc nhà máy,… Và người mua sẽ chịu trách nhiệm về tất cả công việc còn lại như xếp hàng lên phương tiện vận chuyển, book tàu,…

EXW là gì
Tìm hiểu tổng quan về phí EXW 

Cách áp dụng điều kiện EXW

Như vậy, sau khi bạn đã hiểu được khái niệm về Incoterm EXW là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về cách áp dụng điều kiện EXW để đảm bảo các giao dịch được thực hiện một cách một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu. Điều khoản EXW bao gồm các nội dung sau:

  • Nơi giao hàng: Người bán cần đảm bảo rằng hàng hóa đã sẵn sàng tại địa điểm giao hàng (thường là xưởng hoặc kho hàng của nhà cung cấp/người bán). Trong đó, nơi giao hàng cụ thể phải được xác định rõ trong hợp đồng.
  • Trách nhiệm vận chuyển: Người mua sẽ phải tự book vận chuyển, xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và chịu trách nhiệm toàn bộ về các thủ tục xuất nhập khẩu, thuế cũng như các chi phí liên quan sau khi hàng hóa đã rời khỏi xưởng của người bán.
  • Chuyển giao rủi ro: Rủi ro hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua tại địa điểm xếp hàng, điều này có nghĩa là người mua sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa kể từ thời điểm hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển.
  • Phiên bản Incoterms: Khi sử dụng điều khoản EXW, bạn nên ghi rõ số phiên bản Incoterms để tránh bị nhầm lẫn cũng như nắm rõ về các quy định cụ thể của phiên bản đó (ví dụ: Incoterms 2010 hoặc Incoterms 2020).
cách áp dụng điều kiện EXW
Điều kiện áp dụng EXW

Trong các hợp đồng ngoại thương, điều kiện EXW sẽ được dẫn chiếu bằng cách ghi điều khoản kèm với địa chỉ giao hàng của người bán (thông thường là tại kho hoặc xưởng của người bán) theo cấu trúc sau: 

EXW + Địa điểm giao hàng + Phiên bản Incoterms

Để bạn có 1 cái nhìn trực quan hơn về cách sử dụng điều kiện EXW, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ thực tế hơn như sau:

Nơi giao hàng của người bán là tại Khu công nghiệp Vsip 1, tỉnh Bình Dương. Như vậy, trong hợp đồng chứng từ sẽ phải ghi rõ là “EXW Vsip 1 Industrial Zone – Binh Duong – Viet Nam, Incoterms 2010”

Điều này có nghĩa là người bán sẽ chuẩn bị sẵn hàng hóa được giao tại xưởng và người mua có trách nghiệm đưa các phương tiện vận chuyển vào để chở hàng đi cũng như chịu tất cả các chi phí như cước, thuế hay tiền thuê tàu xe để lấy hàng. Điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa trong ví dụ trên là kho Vsip 1.

Trách nhiệm giữa các bên trong giao dịch EXW

“Trách nhiệm giữa các bên trong giao dịch EXW là gì?” cũng là điều mà nhiều nhà xuất nhập khẩu quan tâm hàng đầu để đảm bảo các quyền lợi của mình. Cụ thể, trách nhiệm của người bán và người mua trong EXW được quy định như sau:

Trách nhiệm của người bán

  • Người bán phải đảm bảo hàng hóa đã được chuẩn bị và sẵn sàng tại địa điểm của họ, đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng và số lượng.
  • Người bán phải thông báo rõ thời gian và địa điểm giao hàng, đồng thời phải đảm bảo giao hàng đúng nơi quy định trong hợp đồng.
  • Người bán cần phải hỗ trợ người mua trong quá trình thực hiện các thủ tục xuất khẩu nếu có yêu cầu hoặc theo quy định trong hợp đồng.
  • Người bán sẽ phải chịu tất cả các chi phí và rủi ro về lô hàng cho tới khi chúng được xếp lên phương tiện vận chuyển của bên mua.
trách nhiệm người bán trong EXW là gì
Trách nhiệm của nhà cung cấp trong hợp đồng EXW

Trách nhiệm của người mua

  • Người mua sẽ phải tự thực hiện các công việc như xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển, book đơn vị vận chuyển đến đích và chịu mọi chi phí liên quan đến vận chuyển, thuế và thủ tục nhập khẩu sau khi hàng hóa đã rời khỏi xưởng hoặc kho của người bán.
  • Người mua cần phải kiểm soát toàn bộ quá trình vận chuyển từ địa điểm của người bán đến đích.
  • Với EXW, người mua phải có khả năng quản lý và kiểm soát các chi phí vận chuyển cũng như chi phí liên quan khác nhằm tối ưu hóa chi phí và tăng tính hiệu quả trong quá trình nhập khẩu.

Ý nghĩa trong xuất nhập khẩu của phí EXW là gì?

Điều khoản EXW trong Incoterms có ý nghĩa rất lớn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nó tạo ra sự rõ ràng về trách nhiệm và các chi phí giữa người bán và người mua, vậy chính xác các vai trò trong các giao dịch xuất nhập khẩu của EXW là gì?

  • Tạo nên tính rõ ràng và đơn giản hóa các điều khoản: Điều khoản EXW trong Incoterms được quy định một cách đơn giản, dễ hiểu, giúp tránh những nhầm lẫn và tranh cãi trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nó cung cấp một cách chi tiết về trách nhiệm của cả hai bên mua và bán mà không cần phải xử lý nhiều quy trình phức tạp.
  • Phù hợp cho các tình huống cụ thể: Hợp đồng EXW phù hợp cho người mua có khả năng quản lý và kiểm soát quá trình vận chuyển cũng như chi phí liên quan, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cụ thể hoặc khi quá trình thông quan xuất khẩu không quá phức tạp.
  • Giảm trách nhiệm cho người bán: Trong điều kiện EXW, người bán sẽ được giảm thiểu tối đa về trách nhiệm và rủi ro sau khi giao hàng tại điểm giao hàng. 
ý nghĩa của incoterm exw là gì
Ý nghĩa của EXW trong xuất nhập khẩu

So sánh EXW và FOB

EXW (Ex Works) và FOB (Free on Board) là hai trong số các Incoterms phổ biến được sử dụng cho các giao dịch hàng hóa quốc tế, cả hai đều có những ưu nhược điểm riêng tùy thuộc vào lô hàng cụ thể của bạn. Sau đây, Giang Huy Logistics sẽ giúp các bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về những lợi ích và hạn chế của cả EXW và FOB.

So sánh exw và fob
So sánh ưu nhược điểm của Incoterms EXW và FOB

EXW – Ex works

Ưu điểm:

  • Hàng hóa khi được mua theo hợp đồng EXW thường có giá thấp hơn một chút so với sản phẩm mua theo FOB. Điều này là do trong hợp đồng FOB, nhà cung cấp sẽ bao gồm cả các chi phí vận chuyển đến cảng, xử lý hàng hóa và thông quan hàng hóa.
  • Người mua sẽ có thể kiểm soát hoàn toàn về hàng hóa và chi phí vận chuyển từ nơi đầu tiên đến điểm cuối cùng.

Nhược điểm:

  • Đối với các lô hàng lẻ, có ít sản phẩm, chi phí vận chuyển với hình thức EXW mà người mua phải trả sẽ cao hơn FOB do lợi nhuận/giá trị thu về từ hàng hóa không đủ để bù đắp cho toàn bộ chi phí vận chuyển door – to – door (từ xưởng của nhà cung cấp đến tận nơi của người mua).
  • Forwarder phải có đủ khả năng để kiểm soát cả dịch vụ giao nhận tận nơi (door – to – door) cũng như xử lý quá trình thông quan cho hàng hóa.

FOB – Free on board

Ưu điểm: 

  • Thông thường, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách giao dịch theo điều khoản FOB khi áp dụng cho những lô hàng LCL. So với EXW, các nhà cung cấp chỉ cần đưa hàng hóa đến cảng và làm thủ tục hải quan với giá thấp hơn sử dụng dịch vụ từ các forwarder cho lô hàng FCL. Do đó, tổng chi phí của quá trình vận chuyển thường thấp hơn đáng kể đối với lô hàng FOB khi so với lô hàng EXW, cho cả người mua lẫn người bán.
  • Đối với các chuyến hàng LCL, người mua sẽ không phải lo lắng về vấn đề chứng từ ở nước xuất xứ vì đó là trách nhiệm của nhà cung cấp.
  • Thời gian báo giá rõ ràng và dễ thu thập được từ hầu hết các forwarder.

Nhược điểm:

  • Dễ xảy ra các tranh chấp về việc thanh toán chi phí tại nước xuất xứ/địa phương nếu người bán không thanh toán cho chi phí này.
  • Khó kiểm soát được chi phí tại nơi xuất xứ bởi vì nhà cung cấp/người bán có thể tính hoặc cộng thêm các phí thủ tục khác tại đây, khiến cho tổng chi phí của lô hàng có thể bị tăng lên đáng kể.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ EXW là gì cũng như những trách nhiệm của các bên mua và bán trong một hợp đồng EXW. Để biết thêm thông tin chi tiết và đảm bảo quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, hãy liên hệ với Giang Huy – Đơn vị xuất nhập khẩu Trung – Việt uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với kinh nghiệm và uy tín lâu năm trong lĩnh vực nhập hàng từ Trung Quốc và xuất hàng sang Trung, Giang Huy cam kết cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc chất lượng cao, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các chi phí liên quan. Liên hệ ngay đến Giang Huy qua thông tin sau để được tư vấn gói dịch vụ phù hợp nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển bạn nhé!

liên hệ tư vấn về dịch vụ xuất nhập khẩu tại Giang huy

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)