IMDG Là Gì? Thông Tin Về Mã Hàng Hóa Nguy Hiểm Hàng Hải Quốc Tế
IMDG là một dãy mã được gán cho các loại hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế. Nếu bạn là dân chuyên đi đánh hàng lâu năm chắc hẳn đã nghe nhiều về thuật ngữ này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ IMDG là gì? Cần lưu ý gì trong quá trình vận chuyển hàng hóa IMDG? Hãy cùng Giang Huy tìm hiểu thông tin chi tiết về loại mã IMDG này trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1 IMDG là gì?
- 2 Nhóm hàng nguy hiểm theo IMDG gồm những loại nào?
- 2.1 Loại 1: Chất nổ (Explosive Substances or Articles)
- 2.2 Loại 2: Các chất khí (Gases)
- 2.3 Loại 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)
- 2.4 Loại 4: Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)
- 2.5 Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
- 2.6 Loại 6: Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)
- 2.7 Loại 7: Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)
- 2.8 Loại 8: Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)
- 2.9 Loại 9: Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Substances and Article)
- 3 Điều kiện của các đơn vị được phép vận chuyển hàng IMDG
- 4 Các lưu ý trong quá trình vận chuyển hàng hóa IMDG
IMDG là gì?
IMDG là gì hay mã IMDG là gì? IMDG là viết tắt của cụm từ The International Maritime Dangerous Goods, là mã hàng hóa nguy hiểm hàng hải quốc tế được thông qua năm 1965 theo Công ước SOLAS năm 1960 theo IMO. Đây là một hệ thống quốc tế được sử dụng để quản lý, phân loại, đóng gói và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua đường biển. IMDG thiết lập các quy tắc và hướng dẫn chi tiết để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm, đồng thời bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho những người tham gia trong ngành hàng hải.
Tìm hiểu thêm các thuật ngữ trong xuất nhập khẩu:
- ISF Là Gì? Những Thông Tin Yêu Cầu Khi Đi khai Báo ISF
- HS Code Là Gì? Cách Tra Cứu Mã HS Code Chuẩn Xác Nhất 2023
Nhóm hàng nguy hiểm theo IMDG gồm những loại nào?
Sau khi hiểu rõ IMDG là gì, chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc nhóm hàng nguy hiểm theo IMDG là gì? Theo công ước SOLAS 74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (IMDG Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đề xuất áp dụng vào năm 1965, hàng nguy hiểm được chia thành 9 loại. Cụ thể như sau:
Loại 1: Chất nổ (Explosive Substances or Articles)
IMDG là gì và hàng nguy hiểm loại 1 là chất gì? Chất nổ trong hệ thống phân loại của IMDG được chia thành 6 nhóm nguy hiểm, mỗi nhóm có các đặc tính và mức độ nguy hiểm khác nhau:
- Nhóm 1.1: Bao gồm các chất, vật phẩm có nguy cơ phát nổ khối tiềm tàng, là những vật liệu cực kỳ nguy hiểm.
- Nhóm 1.2: Các chất, vật phẩm tạo ra nguy hiểm nhưng không có nguy cơ phát nổ khối (Mass explosion hazard).
- Nhóm 1.3: Chất, vật phẩm có khả năng cháy hoặc phát nổ nhẹ, không gây ra mối nguy hiểm nổ khối lớn.
- Nhóm 1.4: Các chất, vật phẩm không thể hiện mức độ nguy hiểm nghiêm trọng.
- Nhóm 1.5: Bao gồm các chất rất ít nhạy, nhưng vẫn có khả năng tạo ra nguy hiểm nổ khối.
- Nhóm 1.6: Chứa các vật phẩm cực kỳ ít nhạy và không tạo ra nguy hiểm nổ khối.
Loại 2: Các chất khí (Gases)
Loại hàng 2 trong danh sách hàng nguy hiểm theo IMDG là các chất khí, đặc điểm của chúng là:
- Tại nhiệt độ 50°C có áp suất bay hơi lớn hơn 300kPa.
- Hoàn toàn ở dạng khí ở nhiệt độ 20°C, áp suất tiêu chuẩn 101,3kPa.
Loại chất khí này thường được vận chuyển trên tàu dưới các dạng như khí hóa lỏng, khí nén, khí hóa lỏng dưới áp suất cao, khí hóa lỏng dưới áp suất thấp và khí được hòa tan trong dung dịch. Các loại chất khí này có thể được phân thành 3 nhóm cơ bản:
- Các chất khí dễ cháy nổ (Flammable Gases)
- Các chất khí không dễ cháy và không độc (Non-Flammable, Non-Toxic Gases)
- Các chất khí độc (Toxic Gases)
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquids)
IMDG là gì và hàng nguy hiểm loại 3 theo International Maritime Dangerous Goods có những loại nào? Loại hàng thứ 3 theo IMDG là chất lỏng dễ cháy, được phân thành hai loại chính:
- Các chất lỏng dễ cháy: Đây là nhóm chất lỏng được vận chuyển ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn điểm bắt lửa của chúng. Đây cũng có thể là các hợp chất được vận chuyển dưới dạng lỏng ở nhiệt độ cao và tạo ra khí dễ cháy ở nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ chuyên chở lớn nhất.
- Các chất lỏng đã bị triệt tiêu đặc tính dễ nổ: Nhóm này bản chất là các hợp chất dễ nổ, nhưng đã được hòa tan hoặc pha với nước hay các chất lỏng khác, tạo thành một hỗn hợp chất lỏng đồng nhất để triệt tiêu đặc tính dễ nổ ban đầu.
Loại 4: Chất rắn nguy hiểm (Dangerous Solid)
Loại hàng thứ 4 theo IMDG là Chất Rắn Nguy Hiểm, chúng bao gồm các chất không thuộc nhóm chất nổ nhưng vẫn có tính chất nguy hiểm, đặc biệt là khi chúng tiếp xúc với điều kiện vận chuyển hoặc môi trường khác. Chất rắn nguy hiểm được phân thành ba nhóm chính:
- Nhóm 4.1: Các chất rắn dễ cháy (Flammable Solids)
- Nhóm 4.2: Các chất rắn dễ cháy và tự cháy (Substances liable to spontaneous Combustion)
- Nhóm 4.3: Các chất rắn khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra khí dễ cháy (Substances which, in contact with water, emit flammable gases)
Loại 5: Các chất oxit và peroxit hữu cơ (Oxidizing Substances and Organic Peroxides)
IMDG là gì và theo quy định loại 5 bao gồm những loại nào? Loại hàng thứ 5 theo IMDG là các chất oxit và peroxit hữu cơ và chúng được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm 5.1: Các chất oxit dễ cháy
- Nhóm 5.2: Các peroxit hữu cơ dễ cháy
Loại 6: Các chất độc hoặc chất gây nhiễm bệnh (Toxic Substances or Infectious)
Loại hàng thứ 6 theo IMDG, chúng được phân thành hai loại chính:
- Các chất độc: Đây là các chất có khả năng gây tử vong, thương tật nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu tiếp xúc hoặc hít phải chúng.
- Các chất gây nhiễm bệnh: Đây là các chất mà bản thân chúng có chứa các mầm bệnh, có khả năng lây nhiễm bệnh đối với gia súc hoặc con người.
Loại 7: Các chất phóng xạ (Radioactive Materials)
Loại hàng thứ 7 theo IMDG là các chất phóng xạ, chúng được định nghĩa là bất kỳ vật liệu nào chứa đựng hoặc tự nhiên chứa các chất phóng xạ vượt quá mức độ được quy định theo các tiêu chuẩn trong IMDG Code, từ mục 2.7.7.2.1 đến 2.7.7.2.6.
Loại 8: Các chất ăn mòn (Corrosive Substances)
Loại hàng thứ 8 theo IMDG là các chất ăn mòn. Đây là các chất có khả năng gây hư hại, phá hủy các vật liệu khác, hàng hóa hoặc phương tiện vận chuyển thông qua các phản ứng hóa học nếu có sự rò rỉ hoặc tiếp xúc.
Loại 9: Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Substances and Article)
Đây là các chất và vật phẩm có tính chất nguy hiểm không thuộc vào 8 loại hàng nguy hiểm đã được phân loại trước đó, nhưng vẫn mang theo các đặc tính nguy hiểm theo quy định trong phần A, chương VII của SOLAS-74.
Xem thêm: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam cho dân buôn
Điều kiện của các đơn vị được phép vận chuyển hàng IMDG
IMDG là gì và quy định khi vận chuyển hàng IMDG là gì? Các đơn vị được phép vận chuyển hàng hóa theo mã IMDG phải tuân thủ các quy định và điều kiện cụ thể tùy thuộc vào hình thức vận chuyển:
Đường hàng không
Để vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không, các đơn vị cần tuân thủ các quy định cụ thể theo Quyết định số 11/VBHN-BGTVT ngày 14/08/2013 của Bộ Giao thông Vận tải. Các điều kiện đặc thù được áp dụng cho các hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài:
Đối với những hãng hàng không Việt Nam:
- Phải được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
- Phải có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cho phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không, được cấp hoặc công nhận bởi Cục Hàng không Việt Nam.
Đối với những hãng hàng không nước ngoài:
- Phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
- Được công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không từ quốc gia của hãng hàng không hoặc của người khai thác tàu bay liên quan.
Đường bộ
Theo Điều 13 của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ đề ra các tiêu chuẩn về phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ như sau:
- Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
- Thiết bị chuyên dùng cho vận chuyển hàng nguy hiểm phải tuân thủ các tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định.
- Các phương tiện cơ giới đường bộ phải được các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định và cấp chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Phương tiện vận chuyển cần dán nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng vận chuyển đúng quy định. Nếu có nhiều loại hàng nguy hiểm trên cùng một phương tiện, phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm tương ứng. Biểu trưng cần được dán ở hai bên thành và phía sau phương tiện, có độ bền cao. Ngoài ra, không được dán biểu trưng nếu không vận chuyển hàng nguy hiểm.
Các lưu ý trong quá trình vận chuyển hàng hóa IMDG
Lưu ý khi vận chuyển các mặt hàng IMDG là gì? Trong quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo IMDG, có một số lưu ý quan trọng cần tuân thủ, bao gồm:
Trước khi vận chuyển hàng IMDG
Người vận tải trước khi vận chuyển hàng IMDG phải tham khảo hướng dẫn của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO như Bộ luật vận chuyển hàng nguy hiểm (IMDG Code), SOLAS-74 và những điều lưu ý sau:
- Đảm bảo các bình chứa, đặc biệt là khí nén và gas, đáp ứng yêu cầu về độ bền. Các bình chứa phải có kết cấu thích hợp và được kiểm tra áp suất giới hạn trước khi sử dụng. Những bình từng chứa hàng nguy hiểm trước đó mà chưa được vệ sinh đúng mức thì coi chúng là những bình chứa hàng nguy hiểm.
- Hàng nguy hiểm cần phải có tên gọi theo đúng chuẩn kỹ thuật trong quy định vận tải, không được chỉ gọi theo tên thương mại. Cần đảm bảo ký mã hiệu và nhãn hiệu của hàng nguy hiểm được viết hoặc dán ở những vị trí dễ nhìn thấy nhất để chỉ rõ tính chất nguy hiểm của hàng.
- Tất cả các tài liệu liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm cần phải gọi đúng tên kỹ thuật trong vận tải, ghi đúng thông tin kỹ thuật của hàng và cần phải có đầy đủ giấy chứng nhận về bao bì, đóng gói, ký hiệu, nhãn hiệu. Tàu cần có danh sách hàng hóa nguy hiểm và sơ đồ vị trí hàng, đồng thời hàng phải được xếp an toàn và tuân thủ quy định phân cách hàng nguy hiểm trong IMDG Code.
- Cần phải có tờ khai và giấy chứng nhận hàng nguy hiểm trên tàu, trong tờ khai đó có đầy đủ thông tin về mã số liên hợp quốc (UN Number), hàng hóa, bao bì, cách đóng gói, cách hướng dẫn xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản và xử lý trong trường hợp khẩn cấp.
Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng hóa nguy hiểm
IMDG là gì và quy định về bảo quản, đóng gói bao bì cho hàng hóa nguy hiểm như thế nào? Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, việc bảo quản và đóng gói bao bì được quy định như sau:
Theo quy định của IMDG Code:
- Hàng hóa cần được đóng gói kỹ lưỡng và sử dụng bao bì chất lượng, không bị hợp chất trong bao bì phá hủy và có khả năng chịu được các nguy hiểm thông thường do vận tải gây ra.
- Nếu sử dụng các vật liệu đệm lót cho chất lỏng cần hạn chế tối đa các nguy cơ từ chất lỏng. Khi đóng chất lỏng trong bình, cần để trống một phần thể tích để tránh nguy cơ nổ.
Theo Điều 27 Nghị định 60/2016/NĐ-CP:
- Bao bì phải có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với chất chứa bên trong và không bị hoen gỉ, đồng thời phải chống thấm và đảm bảo không rò rỉ khi vận chuyển hoặc xảy ra sự cố.
- Nếu các cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng hóa cần phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra bao bì trước khi sử dụng để đảm bảo không xảy ra rò rỉ hay rơi lọt chất độc hại khi vận chuyển.
- Sau khi sử dụng, các loại bao bì cần được bảo quản riêng theo quy định của nhà nước.
- Bao bì cần phù hợp với loại hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với với hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.
Trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển hàng IMDG
Đối với các bên tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa, cần đề cao sự hợp tác và tuân thủ các điều khoản đã được thỏa thuận trước đó. Chủ hàng có trách nhiệm hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Còn đối với bên cung cấp dịch vụ cần hỗ đảm bảo trách nhiệm cho toàn bộ quá trình vận chuyển, hàng hóa an toàn và đưa hàng đến đúng thời gian cũng như địa điểm quy định.
Cụ thể, theo Điều 20, Thông tư số 52/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, chủ hàng nguy hiểm có trách nhiệm chủ yếu sau:
- Chuẩn bị Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm IMDG.
- Thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan như chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng nguy hiểm về danh mục hàng hóa, các yêu cầu và hướng dẫn xử lý trong quá trình vận chuyển, cũng như địa chỉ liên hệ khi có sự cố môi trường.
- Bảo quản và xử lý bao bì, vật chứa hàng nguy hiểm theo quy định bảo vệ môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại.
- Nộp các loại phí và lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng, gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đến Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi đăng ký kinh doanh chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc việc vận chuyển.
- Trong trường hợp có Giấy phép vận chuyển hàng IMDG được cấp theo thời hạn, gửi báo cáo về quá trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh trước ngày 15/6 và trước ngày 15/12 hàng năm.
Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm đúng cách
Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm là một quy trình cần được thực hiện cẩn thận và đúng cách để tránh mọi tác động tiêu cực đến môi trường và an toàn. Mỗi cá nhân hoặc tổ chức tham gia trong quá trình này cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn cụ thể đối với từng loại hàng nguy hiểm hoặc theo thông báo từ chủ hàng. Người thủ kho và người áp tải đóng vai trò hướng dẫn và giám sát quá trình xếp, dỡ hàng nhằm đảm bảo hàng hóa được bốc dỡ đúng phương pháp.
Các lưu ý trong thông quan hàng nguy hiểm
Quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa nguy hiểm rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, do đó ngoài các giấy tờ cần thiết thông thường, bạn cần chuẩn bị những văn bản sau để khai báo hải quan:
- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS): Đây là văn bản chứa thông tin chi tiết về thuộc tính, đặc điểm và cách xử lý an toàn của một hóa chất hoặc của dạng vật chất cụ thể nào đó. Một bảng MSDS phải bao gồm ít nhất là các mục sau:
- Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và những tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS,…, tên của nhà cung cấp, nhà sản xuất, địa chỉ, số điện thoại khẩn cấp.
- Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, mùi vị, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, tỷ trọng riêng, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, độ nhớt, điểm tự cháy, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như dung môi hữu cơ, nước,…
- Thành phần hóa học, nhóm hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axit, chất oxi hóa.
- Độc tính và các ảnh hưởng xấu lên sức khỏe con người như tác động xấu tới da, mắt, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản, khả năng gây ung thư, dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và mãn tính.
- Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu đến sức khỏe người lao động, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
- Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc, bốc dỡ với hàng hóa chất.
- Quy trình thực hiện thao tác khi làm việc với hóa chất.
- Trợ giúp y tế khẩn cấp khi gặp trường hợp khẩn cấp như ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
- Các điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản và lưu giữ hóa chất trong kho (bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích,..) cũng như các điều kiện khác cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
- Phương pháp xử lý kho hàng theo định kỳ hoặc khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường cũng như xử lý phế thải có chứa hóa chất.
- Các phương tiện, thiết bị, trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy và chữa cháy.
- Các tác động xấu lên sinh vật biển và môi trường.
- Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (Bioconcentration factor – BCF).
- Thông tin vận chuyển bao gồm tên người vận chuyển, số UN, hạng nguy hiểm, nhóm gói.
- Kiểm soát phơi nhiễm hoặc bảo vệ cá nhân, phần này thường chứa các giới hạn phơi nhiễm cho mỗi quốc gia (được phân loại theo hình thức tiếp xúc quá mức hoặc phơi nhiễm), cũng như các thiết bị bảo vệ cá nhân được pháp luật khuyến cáo.
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: Mỗi loại hàng hóa sẽ có mục đích sử dụng khác nhau, do đó sẽ được cấp giấy phép bởi các cơ quan quản lý khác nhau.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho các chất bảo vệ thực vật.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép vận chuyển đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
- Bộ Công an thường sẽ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9.
- Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8.
- Bộ Y tế sẽ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và diệt khuẩn, hóa chất diệt côn trùng dùng trong lĩnh vực gia dụng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quy định riêng đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm nhằm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang (không phân biệt loại hàng).
Có thể thấy, quá trình nhập và vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi giấy tờ phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hy vọng với những thông tin ở trên đã giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ IMDG là gì và nắm rõ những quy định khi vận chuyển hàng nguy hiểm. Để quá trình nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam hay vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra thuận lợi và thông quan dễ dàng, hãy liên hệ ngay với đơn vị xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc uy tín như Giang Huy, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ từ A đến Z.
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU GIANG HUY
Địa chỉ: Số 31 đường Na Làng, tổ 2, khối 2, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn
Tổng đài CSKH: 1900 3304
Hotline: 0989 54 34 64 – 0965 54 54 64
Email: cskh@gianghuy.com
Website: https://gianghuy.com
Mời bạn cài đặt
Thông tin ngân hàng
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
04910 0040 7352
Ngân hàng
Vietcombank
Chủ tài khoản:
GIANG VĂN HUY
Số tài khoản:
12101 0686 6666
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)