Phụ Phí AMS Là Gì? Những Thông Tin Chi Tiết Về Phí AMS Hiện Nay

Phụ phí AMS là một thuật ngữ khá quen thuộc, đề cập đến khoản phí phổ biến trong ngành logistics khi hàng hóa được nhập khẩu và vận chuyển đến thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về thủ tục và quy định liên quan đến phí AMS không phải là điều dễ dàng đối với những ai mới bước chân vào ngành xuất nhập khẩu. Hiểu được điều này, Giang Huy Logistics sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc về phí AMS ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.

AMS là phí gì? 

Nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ luôn đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận và hiểu biết về các loại phí liên quan. Trong đó, AMS là một khái niệm không còn xa lạ với các doanh nghiệp logistics và những người tham gia thị trường xuất nhập khẩu. Vậy phụ phí AMS là gì?

phí ams trong logistics
Phí AMS được thu bởi các hãng tàu và các đơn vị vận chuyển hàng

AMS, viết tắt của Automated Manifest System, là một hệ thống thủ tục được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Đây không chỉ đơn thuần là một loại phí, mà còn là quy trình khai báo mà các doanh nghiệp logistics phải tuân thủ khi nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ. Phí AMS được thu bởi các hãng tàu và các đơn vị vận chuyển hàng, nhằm chi trả cho việc khai báo thông tin về hàng hóa cho cơ quan hải quan Mỹ.

Thông thường, hãng tàu thường là bên đặt ra phụ phí AMS và thu từ bên xuất khẩu hàng hóa. Điều này xuất phát từ việc hãng tàu có trách nhiệm khai báo thông tin hàng hóa đến cơ quan hải quan, trong khi bên xuất khẩu chịu trách nhiệm thanh toán chi phí này như một phần của dịch vụ vận chuyển. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có các quy định về phí tương tự khác nhau. Ví dụ, nếu phụ phí AMS được áp dụng ở Mỹ thì Trung Quốc cũng áp dụng một loại phí tương tự gọi là phí AFS (Advance Filing Surcharge) cho hàng hóa nhập khẩu.

Những ai cần khai báo phí AMS cho các container xuất khẩu?

Việc khai báo phụ phí AMS là một phần bắt buộc trong quy trình logistics. Bên cạnh việc hiểu rõ AMS là phụ phí gì, bạn cần tìm hiểu thêm về đối tượng khai báo loại phụ phí này. 

ai là người đóng phí AMS
Quá trình nhập khẩu hàng hóa trong Logistics

Phụ phí AMS đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo đó, hãng tàu thường chịu trách nhiệm khai báo AMS cho Master Bill, trong khi các forwarder (người giao nhận) hoặc booking agent (bộ phận đặt hàng) sẽ đảm nhiệm việc khai báo cho House Bill. Điều này đảm bảo rằng thông tin về hàng hóa được cập nhật và chính xác, giúp cho quá trình nhập khẩu diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Tại sao bạn cần phải làm thủ tục và áp phí AMS?

Theo quy định, khi hàng hóa được xuất khẩu sang Mỹ, cơ quan hải quan Mỹ yêu cầu bạn cung cấp một bản manifest chi tiết về lô hàng đó. Thông tin này bao gồm tên hàng hóa, số lượng, thông tin về người bán và người mua, cảng đi và cảng đến của lô hàng,… Hải quan Mỹ cần nhận được manifest này ít nhất 24 tiếng trước khi hàng hóa được tải lên tàu. 

Có thể bạn chưa biết, quy định làm thủ tục và áp phụ phí AMS đã được áp dụng kể từ sau vụ tấn công kinh hoàng xảy ra vào ngày 11/9 tại Mỹ. Sau lần đó, tất cả các container hàng hóa nhập cảnh vào Mỹ phải được khai báo một cách rõ ràng và chính xác. Sự kiện này cũng chính là lý do lý giải cho việc ra đời của thủ tục khai báo phí AMS trong logistics.

quá trình thủ tục AMS
Thủ tục khai báo phí AMS trong logistics

Quá trình khai báo AMS được tiến hành với mục đích quan trọng là đảm bảo an ninh và ngăn chặn hoạt động buôn lậu. Quy định về khai báo AMS được thiết lập từ năm 2004 bởi Cục Kiểm soát Biên giới của Hoa Kỳ. Điều quan trọng cần nhớ là thủ tục AMS áp dụng cho cả vận chuyển bằng đường biển và đường hàng không.

Nếu hãng tàu khai báo AMS trễ thì sẽ ra sao?

Với thông tin giải đáp thắc mắc phí AMS là phí gì, bạn đã phần nào hiểu rõ tầm quan trọng của loại phụ phí này. Vậy giả sử hãng tàu khai báo AMS trễ sẽ đối diện với những hình phạt nào?

Trong trường hợp hãng tàu không khai báo phụ phí AMS đúng hạn, họ sẽ phải đối mặt với các khoản phạt từ phía hải quan Mỹ. Số tiền phạt có thể lên đến 5000 USD cho mỗi lô hàng bị trễ hạn khai báo. Thông tin về án phạt này từ hải quan Mỹ thường được thông báo sau vài tháng kể từ khi hàng hóa chính thức được tải lên tàu, thậm chí có thể kéo dài đến 1 năm. Tiền phạt sẽ được tính toán dựa trên tất cả các lô hàng của hãng tàu bị trễ hạn khai báo trong khoảng thời gian đó.

Nên nhớ rằng, hậu quả của việc trễ hạn khai báo phụ phí AMS không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng đến lợi nhuận của bên xuất khẩu, mà còn khiến cho các lô hàng sau này không thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ được nữa.

Mức thu phí AMS là bao nhiêu?

Phụ phí AMS thường dao động từ 30 đến 40 USD cho mỗi lô hàng theo quy định. Cần lưu ý rằng, phí này không phụ thuộc vào khối lượng hoặc số lượng hàng hóa mà được tính trên toàn bộ lô hàng xuất khẩu. Điều này có nghĩa là không phải lúc nào hàng càng nhiều, càng nặng thì phí cũng cao tương ứng.

ams là phụ phí gì
Mức phí AMS trong xuất nhập khẩu

Ngoài phụ phí AMS trong logistics, doanh nghiệp cần tìm hiểu cẩn thận về các loại phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hóa ra các quốc gia khác, bao gồm:

  • Phí ACI áp dụng cho lô hàng xuất khẩu đi Canada.
  • Phí ENS áp dụng cho lô hàng vận chuyển vào thị trường châu Âu (EU).
  • Phí AFR áp dụng cho lô hàng xuất khẩu đi Nhật Bản.
  • Phí ANB dành cho các container hàng xuất khẩu đi các quốc gia châu Á.

Mức phí và quy định nộp phạt trễ sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia đích đến của hàng hóa. Tóm lại, việc hiểu rõ AMS là phụ phí gì, mức thu AMS và các loại phí kể trên không chỉ giúp bạn kiểm soát chi phí một cách hiệu quả mà còn giúp tránh được những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.

Liên hệ Giang Huy Logistics
Giang Huy là đơn vị vận chuyển hàng hóa uy tín

Trên đây là tất tần tật những thông tin xoay quanh chủ đề về phụ phí AMS chắc chắn rất hữu ích với những ai đang làm việc trong lĩnh vực Logistics. Việc hiểu đúng phụ phí AMS là gì và áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình vận chuyển và nhập khẩu hàng hóa, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Nếu bạn có nhu cầu xuất, nhập hàng Trung Quốc và bạn cần được hỗ trợ về các thủ tục liên quan, đừng ngần ngại liên hệ ngay đến Giang Huy để nhận được sự tư vấn trực tiếp ngay hôm nay nhé!

liên hệ Giang Huy

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)