CIF là gì trong xuất nhập khẩu? Trách nhiệm của bên mua và bên bán trong CIF

CIF là một điều khoản phổ biến trong thương mại quốc tế, đặc biệt được ưa chuộng trong lĩnh vực nhập khẩu ở Việt Nam. Vậy cụ thể giá nhập khẩu CIF là gì? Cách tính giá CIF là như thế nào? Làm sao để có thể xác định được nghĩa vụ của các bên liên quan trong hợp đồng mua bán quốc tế theo điều kiện CIF trong Incoterm? Hiểu rõ được những điều này giúp đảm bảo giao dịch diễn ra minh bạch và công bằng. Hãy cùng Giang Huy tìm hiểu chi tiết những vấn đề trên trong bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện về điều kiện CIF!

CIF là gì?

CIF (Cost, Insurance & Freight) là một trong những điều khoản trong Incoterm, được phát hành bởi Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC). CIF quy định rằng người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình từ khâu sản xuất hàng hóa, vận chuyển từ kho ra đến cảng, book tàu, hoàn thành thủ tục đầu xuất và xếp hàng hóa lên tàu tại cảng xuất.

cif trong xuất nhập khẩu là gì?
Tìm hiểu CIF là gì trong xuất nhập khẩu?

Điều khoản CIF chỉ áp dụng cho vận chuyển đường biển và đường thủy nội địa, không được sử dụng cho các phương tiện vận chuyển khác như đường bộ hoặc hàng không. Trong các hợp đồng giao nhận quốc tế, CIF được tham chiếu theo một cấu trúc cụ thể: CIF + Tên cảng đến + Phiên bản Incoterms.

Ví dụ: CIF Cat Lai Port,  Incoterms 2020.

Giá CIF là gì?

Tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn về CIF là giá gì? Theo định nghĩa từ ICC thì giá CIF là mức giá bao gồm chi phí tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận chuyển của hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu, theo điều kiện Incoterms CIF.

Cụ thể, giá CIF bao gồm:

  • Tiền hàng (Cost): Trị giá thực tế của hàng hóa mà người mua phải trả cho người bán. (Theo Thông tư 05/2018/TT-BCT và thông tư 60/2019/TT-BTC quy định về trị giá hải quan, sửa đổi thông tư 39/2015/TT-BTC)
  • Bảo hiểm (Insurance): Chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Mức bảo hiểm thường được xác định là 110% giá trị hàng hóa.
  • Cước phí vận chuyển (Freight): Chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.
giá cif là như thế nào?
Giá CIF trong xuất nhập khẩu

Hướng dẫn cách tính giá CIF

Khi bạn đọc đã biết được giá CIF là gì, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn cách tính toán Giá CIF một cách dễ dàng và chính xác nhất hiện nay. Đó là:

Giá CIF = Giá FOB + Cước phí vận chuyển + Phí bảo hiểm đường biển

Ngoài ra, chi phí khác như xử lý giấy tờ, thủ tục hải quan và các chi phí liên quan cũng có thể được bao gồm vào giá CIF, tùy thuộc vào thỏa thuận cụ thể giữa bên mua và bên bán trong giao dịch.

Tham khảo thêm: CAF là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính phụ phí CAF

Trách nhiệm của bên mua và bên bán theo điều kiện CIF

Vậy nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên liên quan trong điều kiện CIF là gì? Chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết trong phần tiếp theo!

Trách nhiệm bên mua

Khi sử dụng điều kiện CIF Incoterm, trách nhiệm của bên mua bắt đầu khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu tại cảng xuất. Sau đây là 4 điều mà bên mua cần phải thực hiện:

  • Thanh toán tiền mua hàng: theo điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa 2 bên.
  • Làm thủ tục nhập khẩu: Người mua sẽ có trách nhiệm thực hiện thủ tục thông quan cho hàng hóa và xin giấy phép nhập khẩu.
  • Nhận hàng: Tại cảng được ghi rõ trong hợp đồng giữa các bên.
  • Thanh toán phát sinh: Khi lô hàng đã được giao lên tàu. Bên cạnh đó còn phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan đầu nhập.

Xem thêm: Khám phá quy trình nhập khẩu hàng hóa chi tiết

Trách nhiệm bên bán

Dưới đây là những điều mà người bán cần phải đảm bảo khi áp dụng điều kiện CIF trong Incoterm:

  • Xử lý toàn bộ phần cước phí: Cho đến khi hàng hóa được hoàn tất việc giao lên tàu tại cảng xuất hàng, bao gồm cả cước tàu.
  • Thanh toán chi phí: Từ kho của mình vận chuyển đến cảng xuất hàng.
  • Tiến hành thủ tục thông quan xuất khẩu: Bao gồm việc lấy giấy phép xuất khẩu, thanh toán thuế.
  • Giao hàng đến khu vực yêu cầu: Đúng theo thời gian và cảng xuất mà được bên mua quy định trước đó trong hợp đồng và chi trả thêm chi phí bốc hàng.
  • Ký hợp đồng vận chuyển với hãng tàu: Kèm theo thanh toán cước phí đến cảng đích theo quy định.
  • Ký hợp đồng bảo hiểm và chi trả phí bảo hiểm: Trong suốt thời gian hàng hóa được vận chuyển thì người bán buộc phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% và theo đồng tiền của hợp đồng.
  • Thông báo cho người mua: Có 2 cột mốc mà người bán cần báo cho người mua đó là khi hàng hóa đã được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa đến cảng để họ chuẩn bị nhận hàng.
  • Cung cấp chứng từ cho người mua hoặc đơn vị được ủy thác nhập khẩu: Để bên đầu nhận có thể tiến hành thủ tục nhập và nhận hàng tại cảng. Một số chứng từ như: Hoá đơn thương mại, vận đơn, hợp đồng, giấy phép xuất khẩu và các chứng từ bảo hiểm,…

Sự khác nhau giữa giá FOB và giá CIF

Ở nội dung này, chúng tôi sẽ phân tích sự khác nhau của điều kiệu FOB và CIF trong xuất nhập khẩu là gì? Cùng tham khảo dưới đây!

Sự khác nhau giữa FOB và CIF là gì?
Khác biệt giữa phí FOB và CIF là gì?

So sánh giữa FOB và CIF

FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance, and Freight) là hai điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms) phổ biến được sử dụng trong giao dịch hàng hóa. Sau đây là một so sánh giữa FOB và CIF:

Trách Nhiệm Mua Bảo Hiểm:

  • FOB: Bên bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa.
  • CIF: Bên bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, với mức bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa.

Trách Nhiệm Thuê Tàu Vận Chuyển:

  • FOB: Bên bán không cần tiến hành việc thuê tàu vận chuyển hàng hóa.
  • CIF: Bên bán có trách nhiệm Book tàu vận chuyển hàng hóa.

Địa Điểm Kết Thúc Nghĩa Vụ:

  • FOB: Trách nhiệm chuyển giao rủi ro từ bên bán sang bên mua kết thúc tại qua lan can tàu (Theo Incoterm 2020).
  • CIF: Bên bán chịu trách nhiệm cuối cùng cho hàng hóa từ thời điểm đến cảng đích.

Trường hợp nên dùng CIF là gì?

Có một số trường hợp nên sử dụng điều khoản CIF như sau:

  • Bảo hiểm hàng hóa: Khi người mua muốn có mức bảo hiểm cao hơn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, CIF sẽ đảm bảo rằng người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ cảng xuất đến cảng đích.
  • Chi phí rõ ràng: CIF giúp người mua biết chính xác chi phí cần chịu trong quá trình vận chuyển. Tất cả các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và cước phí đã được xác định rõ ràng trong điều khoản này.
  • Quản lý rủi ro: Khi hàng hóa có giá trị cao và việc quản lý rủi ro trong quá trình vận chuyển quan trọng, CIF hỗ trợ rất nhiều cho người mua trong việc hạn chế trách nhiệm khi hàng hóa còn đang trong quá trình vận chuyển.
Điều khoản CIF nên được sử dụng trong trường hợp gì?
Các trường hợp nên sử dụng điều khoản CIF trong xuất nhập khẩu

Trường hợp nên dùng FOB

Sau khi đã hiểu rõ về các trường hợp nên áp dụng điều khoản CIF là gì, chúng ta sẽ xem xét các tình huống nên sử dụng điều khoản FOB như sau:

  • Kiểm soát vận chuyển: Nếu người mua muốn có sự kiểm soát cao hơn trong việc quản lý và theo dõi quá trình vận chuyển, FOB là lựa chọn tốt. Trách nhiệm và chi phí chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua xảy ra khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng xuất, do đó, người mua sẽ chịu trách nhiệm từ điểm này trở đi.
  • Quản lý chi phí vận chuyển: FOB cho phép người mua có kiểm soát rõ ràng về chi phí vận chuyển từ cảng xuất đến cảng đích, giúp họ quản lý và đánh giá chính xác các chi phí liên quan.
  • Đàm phán cước phí vận chuyển tốt hơn: Việc sử dụng FOB cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người mua trong việc đàm phán giá cước vận chuyển từ các công ty vận chuyển.
  • Rủi ro và kiểm soát hàng hóa: Khi hàng hóa có giá trị cao và việc kiểm soát rủi ro trong quá trình vận chuyển quan trọng, FOB cho phép người mua chịu trách nhiệm và kiểm soát hàng hóa từ khi hàng được xếp lên boong tàu tại cảng xuất.

Thông thường tại Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn theo hình thức xuất FOB nhập CIF để có thể nắm được quyền chủ động hơn, hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch với đầu nước ngoài.

Các trường hợp nên sử dụng FOB
Lựa chọn hình thức xuất nhập khẩu phù hợp để tránh rủi ro khi giao dịch với nước ngoài

Qua bài viết đã chia sẻ những thông tin chi tiết về CIF là gì trong xuất nhập khẩu và cách áp dụng điều kiện này vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các nước khác nhau trên thế giới. Nếu bạn đang có kế hoạch vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam hoặc vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại Giang Huy Logistics – Đơn vị xuất nhập khẩu Trung Việt chuyên nghiệp. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sở hữu sự giàu kinh nghiệm, cam kết hỗ trợ khách hàng mọi khía cạnh, từ quá trình đặt hàng đến quản lý tài liệu và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển. Chọn lựa hợp tác cùng Giang Huy Logistics mang lại cho bạn trải nghiệm giao dịch thuận tiện, nhanh chóng và an tâm.

CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU GIANG HUY

Địa chỉ: Số 31 đường Na Làng, tổ 2, khối 2, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Tổng đài CSKH: 1900 3304

Hotline: 0989 54 34 64 – 0965 54 54 64

Email: cskh@gianghuy.com

Website: https://gianghuy.com

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)