Phí PSS là phí gì? Cách hạn chế phí PSS trong xuất nhập khẩu

PSS trong hoạt động xuất nhập khẩu là từ viết tắt của cụm từ Peak Season Surcharge mang nghĩa phụ phí mùa cao điểm. Khoản phí này thường được hãng tàu thu của bên bán hoặc bên mua khi hàng hóa di chuyển trong thời gian nhu cầu chuyển hàng trên toàn thế giới tăng cao. Trong nội dung dưới đây, Giang Huy Company sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức chi tiết hợp về PSS là gì và cách để giảm khoản phí này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

PSS là gì?

Chi phí PSS là gì trong xuất nhập khẩu quốc tế? PSS là một khoản phí Local Charge xuất hiện trong mùa cao điểm của hoạt động vận chuyển quốc tế. Thông thường, thời gian áp dụng phụ phí này là từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Vậy tại sao trong bốn tháng này nhu cầu chuyển hàng lại lớn đến vậy?

Phí PSS là phí gì trong xuất nhập khẩu
Khái niệm phí PSS là gì?

Nếu bạn tìm hiểu về thị trường Mỹ và châu Âu, bốn tháng cuối năm là thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như lễ Giáng sinh, lễ Tạ ơn, năm mới. Các doanh nghiệp trong dịp này đều đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nhằm chuẩn bị hàng hóa cho những sự kiện lớn này.

Từ đó, các hãng vận chuyển đường thủy phải làm việc hết công suất để đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển của khách hàng. Thu phụ phí PSS là một việc làm cần thiết giúp các hãng tàu bù lại chi phí đã đầu tư để duy trì và phục vụ nhu cầu lớn của thị trường.

Bên cạnh tìm hiểu Peak Season Surcharge là phí gì, bạn cũng cần quan tâm đến cách tính phí PSS của các hãng tàu. Hiện nay, mỗi hãng sẽ có kế hoạch thu phụ phí PSS khác nhau. Phụ phí này cũng được xác định tương tự như phí GRI, tức là căn cứ trên nhu cầu vận chuyển hàng thực tế của tuyến. Do đó, tùy theo tình hình ở thời điểm đó mà hãng tàu sẽ tăng hoặc giảm phí PSS.

Biện pháp hạn chế phí PSS trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng đến thị trường Mỹ hay châu Âu, việc thu thêm phụ phí PSS không còn là điều quá xa lạ. Khoản phí này tuy không quá lớn nhưng nó cũng có ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận, chi phí của người mua/người bán. Chính vì vậy, câu hỏi “Biện pháp hạn chế phí PSS là gì?” luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà kinh doanh.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa Việt Trung tại Giang Huy

Lên kế hoạch chi tiết trước khi tiến hành vận chuyển

Trong mùa cao điểm, hoạt động vận chuyển hàng hóa theo đường biển của các hãng tàu thường rơi vào trạng thái quá tải. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị vận tải không thể cập bến đúng thời hạn dù đã vận chuyển hàng đến địa chỉ giao nhận. Để tránh những rắc rối này, việc lên kế hoạch vận chuyển chi tiết thực sự rất quan trọng.

Lên kế hoạch vận chuyển để hạn chế phụ phí PSS
Lên kế hoạch về việc vận chuyển trước khi thực hiện

Trước hết, bạn cần xác định những mặt hàng nào cần ưu tiên nên vận chuyển trước và hàng nào có thể chờ sau. Sau đó, bạn có thể  xem xét việc chuyển giao hàng hóa một phần trước tháng 8, số hàng còn lại sẽ được chuyển sau tháng 12. Giải pháp này sẽ giúp nhà kinh doanh có thể giảm thiểu tối đa phụ phí PSS.

Cân nhắc kéo dài thời gian vận chuyển

Cân nhắc thời gian vận chuyển là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn hạn chế được phụ phí PSS. Kéo dài thời gian giao nhận hàng hóa trong mùa cao điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng được cấp bến đúng thời hạn mà không gặp phải tình trạng tắc nghẽn.

Một số loại phụ phí phổ biến trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Các loại phụ phí khác ngoài phí PSS là gì?
Những loại phụ phí phổ biến khác trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Bên cạnh tìm hiểu phí PSS là phí gì, bạn cũng nên ghi nhớ một số thuật ngữ phổ biến khác để đảm bảo quá trình vận chuyển quốc tế diễn ra suôn sẻ:

  • PCS (Port Congestion Surcharge) hay phụ phí tắc nghẽn cảng. Phí được áp dụng khi cảng xếp dỡ hàng vào mùa cao điểm hoặc do vấn đề nào đó nên gặp phải tình trạng tắc nghẽn. Điều này cũng có thể gây ra tình trạng nhận hàng chậm hơn so với kế hoạch ban đầu.
  • BAF (Bunker Adjustment Factor) còn được biết đến là phụ phí biến động giá nhiên liệu. Phí này được hãng tàu thu từ bên bán hay bên mua nhằm bù đắp những chi phí phát sinh do giá nhiên liệu thay đổi trong quá trình vận chuyển. Lưu ý, phụ phí này thu cho tuyến vận tải châu Âu. Một khoản phí có chức năng tương tự nhưng thu cho tuyến vận tải châu Á là EBS.
  • CIC (Container Imbalance Charge) là phí mất cân bằng container. Khoản phí được thu để chở container từ nơi này đến nơi khác. Phí được thu tại cảng tùy theo số lượng thùng container rỗng vận chuyển.
  • GRI (General Rate Increase) còn được biết đến là phụ phí cước vận chuyển tăng. Phí thường được thu khi cung – cầu tăng đột ngột và thường là vào mùa cao điểm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm một số phụ phí khác như: CAF, AMS, THC,…

Trên đây, Giang Huy đã chia sẻ cho bạn những kiến thức cơ bản về phí PSS là gì. Đồng thời, chúng tôi cũng mang đến kinh nghiệm thực tế để nhà kinh doanh có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi XNK hàng hóa. Ngoài ra, Giang Huy là đơn vị uy tín hàng đầu trong xuất nhập khẩu với dịch vụ ký gửi hàng từ Việt Nam đi Trung Quốcký gửi hàng Trung Quốc về Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến những lợi ích như:

  • Hỗ trợ đầy đủ mọi thủ tục vận chuyển hàng hóa.
  • Thời gian vận chuyển Trung Quốc – Việt Nam nhanh chóng.
  • Cam kết bảo hiểm hàng hóa suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Phương thức vận chuyển tại Giang Huy đa dạng và linh hoạt.
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, luôn sẵn lòng hỗ trợ 24/7.

Hãy liên hệ ngay với Giang Huy để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu hai chiều Trung Quốc – Việt Nam được thực hiện an toàn, nhanh chóng và với chi phí hợp lý nhất!

Hotline

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)