LCL là gì? Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng lẻ LCL

Vận chuyển hàng lẻ LCL là một hình thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay, phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng ít. Vậy hàng LCL là gì? Những lợi ích khi vận chuyển hàng lẻ LCL là gì? Hãy cùng xuất nhập khẩu Giang Huy tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

LCL là gì?

LCL trong xuất nhập khẩu là gì? Đây là thắc mắc thường gặp của những ai hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá. LCL là viết tắt của cụm từ Less-than-container load, được dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container, tức là lô hàng không đủ lớn để chất đầy một container. Ngoài ra, hàng LCL còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như là hàng lẻ / hàng consol / hàng ghép.

LCL là gì
Tìm hiểu lô hàng LCL là gì?

Vận chuyển hàng lẻ LCL được định nghĩa là một lô hàng không đủ số lượng hàng hóa để đóng nguyên một container. Nó sẽ được ghép chung với các lô hàng khác ở cùng một điểm đến trong một container tại một kho hàng lẻ CFS (Container Freight Station).

Như vậy, trong quá trình xuất hoặc nhập khẩu, nếu hàng hóa không đủ để xếp đầy một container, các chủ hàng có thể lựa chọn giải pháp vận chuyển lô hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận chuyển cho mình.

Những khái niệm khác liên quan đến LCL

Sau khi đã nắm rõ định nghĩa hàng LCL là gì, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu về một số khái niệm quan trọng khác liên quan đến LCL, bao gồm:

  • Hàng FCL: Ngược với hàng lẻ LCL, hàng FCL (Full Container Load) là những lô hàng đã đủ điều kiện xếp đầy một container, không cần chờ ghép chung với các lô hàng lẻ khác và có thể sẵn sàng làm các thủ tục xuất nhập khẩu quốc tế.
  • Consolidation: Là hoạt động gom/ghép các lô hàng lẻ LCL lại với nhau để đi cùng 1 container khi xuất/nhập.
  • Consolidator: Là người/đơn vị chịu trách nhiệm gom/ghép các đơn hàng lẻ LCL.
những khái niệm liên quan đến LCL là gì
Một số khái niệm liên quan đến hàng LCL

Lợi ích của vận chuyển hàng lẻ LCL là gì?

Vận chuyển hàng lẻ LCL là gì và mang lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp kinh doanh? Thực tế, đây là một giải pháp vận chuyển hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng ít, cụ thể:

  • Khi gửi hàng theo hình thức LCL, các chủ hàng chỉ phải trả chi phí cho khối lượng mình cần mà không phải theo tỷ giá cố định như với hình thức FCL.
  • Vận chuyển ít hàng hóa hơn trong thời gian thường xuyên hơn đồng nghĩa với việc ít tốn diện tích kho hàng hơn.
  • Vận chuyển hàng lẻ LCL cho phép các chủ hàng có thể kiểm soát tốt hơn khi có thể gửi các lô hàng bất kỳ lúc nào thay vì chờ chất đầy một container.
  • Khi sức chứa của container bị hạn chế, ví dụ như trong mùa cao điểm của vận chuyển hoặc trong các thời điểm khác có khối lượng vận chuyển cao, vận chuyển LCL có thể dễ tìm hơn và nhanh hơn hẳn so với FCL.
lợi ích của LCL là gì
Ưu điểm của hình thức vận chuyển LCL

Địa điểm tập kết hàng LCL

Để dễ dàng cho việc tập kết, xử lý đóng/ghép hàng hóa, các lô hàng LCL sẽ được vận chuyển và tập trung tại các trạm đóng hàng lẻ (kho CFS – Container Freight Station) hoặc các nhà ga hàng hóa/kho hàng không kéo dài.

Các địa điểm này đều được quản lý và giám sát bởi hải quan để đảm bảo các công tác xuất/nhập khẩu được thực hiện theo đúng quy định cũng như hỗ trợ xử lý các thủ tục hải quan cho luồng hàng thông quan một cách nhanh chóng nhất.

Địa điểm để tập kết LCL
Điểm tập kết hàng LCL tại các trạm đóng hàng lẻ

Trách nhiệm của các bên khi gửi hàng LCL

Các bên chính có tham gia vào quá trình vận chuyển hàng LCL bao gồm: Người gửi hàng, người gom hàng, đơn vị vận chuyển hàng, người nhận hàng. Mỗi bên đều sẽ có những trách nhiệm riêng, cụ thể:

Trách nhiệm người gửi hàng LCL

  • Đóng hàng và mang hàng đến kho CFS của người gom hàng, đồng thời thực hiện các thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;
  • Cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu trên vận đơn cho người gom hàng để tiến hành làm vận đơn;
  • Kiểm tra, xác nhận bản bill nháp và nhận vận đơn.
Trách nhiệm người gửi hàng LCL là gì
Trách nhiệm của bên gửi hàng LCL

Trách nhiệm người gom hàng LCL là gì?

  • Chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa;
  • Cung cấp vận đơn cho khách hàng và thực hiện kê khai manifest lên hệ thống;
  • Thông báo cho khách hàng khi lô hàng đến cảng và liên hệ với đại lý bên nhận để bàn giao hàng hóa.

Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng LCL

  • Vận chuyển lô hàng và đảm bảo cho hàng hóa an toàn đến điểm đích.
  • Bốc xếp container lên tàu và sắp xếp container an toàn trước khi tàu nhổ neo;
  • Dỡ container khỏi tàu lên bãi container tại cảng đích;
  • Khi hàng đến, làm lệnh D/O và giao container cho bên người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).
Trách nhiệm người vận chuyển hàng LCL là gì
Trách nhiệm của đơn vị vận chuyển hàng LCL

Trách nhiệm người nhận hàng LCL

  • Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, sắp xếp bộ chứng từ hợp lý và đến đại lý của người gom hàng để đổi lệnh;
  • Tiến hành làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng;
  • Vận chuyển hàng hóa về kho và rút hàng. Sau đó trả container về đúng địa điểm quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột;
  • Hoàn tất các chi phí như local charges, D/O, phí handling charges (nếu người gom hàng đã thanh toán các phí này thì người nhận cần chi trả cho người gom hàng).

Các hình thức vận chuyển hàng LCL

Sau khi hiểu rõ hàng LCL là gì, các cá nhân/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng cần biết hình thức vận chuyển hàng LCL. Hiện nay, có 2 hình thức chính để vận chuyển hàng LCL, bao gồm:

  • Direct (vận chuyển trực tiếp): Tại đây, hàng hóa sẽ được chuyển thẳng từ cảng A đến cảng B theo đúng yêu cầu trong hợp đồng ngoại thương mà không cần phải tháo dỡ, chuyển tải trước tại các cảng.
  • Via (vận chuyển trung chuyển): Khi chuyển hàng từ cảng A đến cảng B có thể cần phải qua cảng C trung chuyển để đóng dỡ chuyển container trước khi được chuyển sang cảng đích B cuối cùng.

Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL diễn ra như thế nào?

Quy trình giao nhận hàng lẻ LCL là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi tìm hiểu về hình thức vận chuyển hàng LCL. Để giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng theo dõi tiếp phần sau đây.

Quy trình chuyển giao hàng lẻ
Chi tiết quy trình giao nhận hàng lẻ LCL

Quy trình nhập hàng lẻ LCL

Bước 1: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) sẽ thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm chủng loại/quy cách hàng hóa, điều khoản thanh toán, đơn giá, điều kiện Incoterms được áp dụng, ngày xếp hàng,…

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa (nếu có)

Nhà nhập khẩu cần phải tiến hành xin giấy phép nhập khẩu nếu hàng hóa thuộc nhóm hàng nhập khẩu có điều kiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu không cần xin giấy phép thì bạn có thể bỏ qua bước này.

Bước 3: Thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu

Sau khi đã xin được giấy phép nhập khẩu hàng hóa đầy đủ, nhà nhập khẩu cần phải đặt cọc hoặc thanh toán tiền hàng theo hợp đồng ngoại thương đã được ký kết trước đó.

Bước 4: Xác nhận giao hàng và kiểm tra bộ chứng từ

Dựa theo điều kiện Incoterms và ngày giao hàng đã ký kết trên hợp đồng, nhà xuất khẩu cần phải thu xếp và tiến hành giao hàng cho phía nhà nhập khẩu. Sau khi giao hàng hoàn tất, nhà xuất khẩu cần hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương gửi cho nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này cần phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo cho nhà nhập khẩu có thể nhận hàng một cách thuận lợi.

Bước 5: Thực hiện các thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa

Sau khi hàng hóa được vận chuyển về đến cảng, nhà nhập khẩu cần mang đầy đủ các giấy tờ, chứng từ để thực hiện thủ tục hải quan thông quan cho lô hàng. Ở bước này, nếu không thể tự thực hiện thủ tục thông quan cho lô hàng lẻ LCL, chủ hàng có thể sử dụng dịch vụ khai báo hải quan từ công ty giao nhận.

Bước 6: Vận chuyển hàng hóa về kho

Sau khi nhận tờ khai đã được đóng dấu thông quan và chữ ký giám sát, nhà nhập khẩu cần tiến hành mang phiếu xuất có kèm mã vạch để nhận hàng tại kho CFS. Khi nhận được hàng hóa đầy đủ tại kho CFS, nhà nhập khẩu có thể tiến hành vận chuyển về kho riêng là hoàn tất quy trình giao nhận hàng.

Nếu bạn cảm thấy quy trình trên khá phức tạp thì hãy sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi cam kết hàng hóa sẽ được vận chuyển an toàn và đúng giờ cho quý khách.

Quy trình xuất hàng lẻ LCL 

Bước 1: Thỏa thuận và ký kết hợp đồng ngoại thương

Nhà xuất khẩu (Exporter) và nhà nhập khẩu (Importer) sẽ thực hiện ký kết hợp đồng ngoại thương sau khi đã thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng, bao gồm chủng loại/quy cách hàng hóa, điều khoản thanh toán, đơn giá, điều kiện Incoterm được áp dụng, ngày xếp hàng,…

Bước 2: Nhận thanh toán tiền hàng từ nhà nhập khẩu (người mua)

Nhà xuất khẩu nhận tiền đặt cọc hoặc thanh toán từ phía nhà nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết trước đó.

Bước 3: Tiến hành giao hàng và bộ chứng từ xuất khẩu

  • Dựa trên điều kiện Incoterms và ngày giao hàng trên hợp đồng đã ký, nhà xuất khẩu cần phải thu xếp và tiến hành giao lô hàng cho nhà nhập khẩu.
  • Nếu điều kiện Incoterms trong hợp đồng ngoại thương đã ký là CFR/ CNF/ C+F/ C&F hoặc CIF thì nhà xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm vận chuyển lô hàng này. 

Bước 4: Gửi bộ chứng từ xuất khẩu cho nhà nhập khẩu 

Sau khi hoàn thành việc giao hàng, nhà xuất khẩu cần hoàn tất bộ chứng từ xuất khẩu hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương đã ký để gửi cho nhà nhập khẩu. Bộ chứng từ này cần được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo cho nhà nhập khẩu nhận lô hàng một cách thuận lợi.

Cách tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL 

Bước 1: Trước tiên, hãy đo kích thước của các cạnh Dài – Rộng – Cao của kiện hàng theo đơn vị mét (m) để tính thể tích của kiện hàng này. 

Công thức tính CBM (m3): Chiều dài (m) x Chiều rộng (m) x Chiều cao (m)

Ví dụ: Nếu kích thước của một kiện hàng được tính theo công thức: 3,2m (D) x 1,2m (R) x 2,2m (C) thì thể tích của kiện hàng này sẽ là 8,448 CBM.

Bước 2: Cân kiện hàng để xác định trọng lượng chính xác theo đơn vị tấn (MT).

Ví dụ: Trọng lượng của kiện hàng là 1,2 tấn (~ 1,200 kg)

Bước 3: Dựa trên giá cước vận chuyển hàng lẻ mà bên đơn vị gom hàng lẻ đã báo giá, bạn hãy tính giá cước theo 2 đơn vị thể tích và trọng lượng.

Ví dụ: Nếu giá cước do đơn vị gom hàng báo là 12 USD/tấn hàng hóa, thì giá cước vận chuyển cho kiện hàng này là:

  • Giá cước tính theo thể tích (CBM): 8,448 CBM x 12 USD = 101,376 USD 

Hoặc

  • Giá cước tính theo trọng lượng (MT): 1,2 tấn x 12 USD = 14,4 USD

Bước 4: So sánh giá cước giữa 2 cách trên, giá cước nào cao hơn sẽ được áp dụng cho kiện hàng này.

Trong ví dụ trên, giá cước được tính theo thể tích (CBM) cao hơn giá cước được tính theo trọng lượng (MT), do đó mức phí vận chuyển cho kiện hàng này được áp dụng là: 101.376 USD (Revenue Ton).

Cách để tính giá cước vận chuyển hàng lẻ LCL 
Hướng dẫn tính giá cước vận chuyển hàng LCL 

Những chi phí nhập khẩu bằng đường biển cho lô hàng LCL là gì?

Khi vận chuyển một lô hàng LCL nhập khẩu thông qua đường biển, thông báo về lô hàng sẽ được gửi từ công ty Logistics hoặc bên gom hàng lẻ cho người nhập khẩu. Vậy chi phí cho lô hàng LCL là gì và có những khoản nào? Theo đó, các phí Local Charge mà cá nhân, doanh nghiệp cần phải thanh toán để có được lệnh giao hàng bao gồm:

CFS (Container Freight Station)

  • Phí CFS Là khoản phí được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa từ cảng/kho CFS, bao gồm: Phí vận chuyển hàng hóa từ container vào trong kho, phí vận chuyển từ kho ra giao hàng, phí bảo quản hàng hóa trong kho…
  • Mức phí này dao động từ 15 – 20 USD/CBM. Giá sẽ phụ thuộc vào từng công ty logistics hoặc đơn vị gom hàng lẻ và tùy theo từng thời điểm.

THC (Terminal Handling Charge)

  • Phí THC là khoản phụ phí được tính trên mỗi container với mục đích đền bù chi phí cho các hoạt động xử lý hàng tại cảng, bao gồm: Phí tập kết container từ bãi container đến cầu tàu và ngược lại, phí xếp dỡ hàng hóa lên xuống container từ trên tàu,…
  • Chi phí này thường dao động từ 5 – 10 USD/CBM.
Phí THC trong hàng LCL
Tìm hiểu về phí THC trong LCL

CIC (Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge)

  • Là khoản phí do hãng tàu thu với mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng, từ nơi thừa container rỗng đến nơi thiếu container rỗng để đóng hàng xuất khẩu.
  • Chi phí này thường dao động từ 60 – 120 USD mỗi 20/40 và tùy theo từng thời điểm.

D/O (Delivery Order)

  • D/O sẽ được các hãng tàu hoặc forwarder phát hành cho bên nhập khẩu. Bạn sẽ phải thanh toán phí này và cầm D/O để cung cấp cho cảng. Sau đó lấy hàng khi tàu đã đến cảng. (Lưu ý: Bắt buộc phải có D/O bạn mới được phép lấy hàng)
  • Phí D/O dao động từ 35 – 45 USD/set, được tính theo lô hàng.

Handling fee

  • Là khoản phí mà các công ty logistics hoặc đơn vị gom hàng LCL sẽ thu từ việc theo dõi lô hàng của công ty bạn. 
  • Một số công ty sẽ miễn phí cho khoản phí này hoặc thu mức phí dao động từ 30 – 35 USD/lô hàng.
Phí Handling fee
Tìm hiểu về phí Handling fee trong LCL

LSS (Low Sulphur Surcharge)

  • Là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Thông thường, một số hãng tàu sẽ tính kèm loại phí này vào cước biển, nhưng cũng có một số hãng tàu sẽ đẩy sang Local Charge ở đầu nhập khẩu.
  • Phí này thường được tính cho cả container, tuy nhiên nếu lô hàng của bạn được đóng trong container đó thì bạn vẫn phải chịu một phần phí LSS dựa trên thể tích của lô hàng.
  • Phí này sẽ dao động từ 30 – 35 USD/CBM.

Sự khác nhau giữa hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL)

Hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL) đều là hình thức đóng hàng và vận chuyển hàng trên container. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác biệt về tính chất cũng như các điều kiện vận chuyển. Để biết được sự khác nhau giữa vận chuyển hàng FCL và LCL, hãy tham khảo bảng phân biệt sau đây.

FCLLCL
Tên viết tắtContainer Load: Hàng nguyên container Less than Container Load: Một phần của container hoặc hàng đóng ghép
Chi phíChi phí khi đặt một container FCL sẽ đắt hơn do tính theo khối lượng tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu xem xét chi phí theo thứ nguyên, thì việc đặt FCL thường sẽ rẻ hơn đáng kể so với LCL. Cùng một lượng hàng hóa với FCL, chi phí khi đặt LCL sẽ được phân nhỏ theo lô hàng, mỗi lô hàng sẽ có mức chi phí khác nhau, vậy nên khi gom lại, tổng chi phí hàng lẻ sẽ lớn hơn.Tuy nhiên, đối với lô hàng nhỏ, LCL sẽ là lựa chọn hợp lý duy nhất.
Kích thước hàngFCL phừ hợp hơn với các loại hàng hóa có khối lượng nặng.Hàng lẻ LCL thường nhỏ và dễ vận chuyển hơn.
Tỷ giáTỷ giá FCL dễ biến động.Tỷ giá LCL thường ổn định hơn.
Điều kiện vận chuyểnNgười gửi hàng sẽ phải đặt trước ít nhất một kiện nguyên container. Chủ hàng không cần thiết phải đặt nguyên một container mà chỉ cần đặt trước một phần của nó.
Chủ hàngThuộc về 1 chủ hàngThuộc về nhiều chủ hàng khác nhau
Thời gian giao hàngNhanh hơn vì chỉ giao hàng hóa cho một chủ hàng. Chậm hơn vì phải giao hàng hóa cho nhiều chủ hàng.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về LCL là gì và trách nhiệm của các bên khi vận chuyển hàng hóa theo hình thức LCL. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hóa LCL uy tín hay cần tư vấn về các giải pháp nhập hàng tối ưu, hãy liên hệ với Giang Huy Logistics để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng.

Nếu bạn đang có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc hoặc vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc để kinh doanh thì hãy liên hệ ngay đến xuất nhập khẩu Giang Huy để được tư vấn và báo giá nhé!

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)