Phân luồng hải quan là gì? Ý nghĩa của việc phân luồng tờ khai hải quan

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ, hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam cũng trở nên sôi động và phức tạp hơn bao giờ hết. Vì vậy, để quản lý, giám sát hàng hóa ra – vào lãnh thổ, Cơ quan Hải quan Việt Nam đã tiến hành phân luồng hàng hóa. Vậy cụ thể phân luồng hải quan là gì và quy trình thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Giang Huy để có được câu trả lời chính xác nhất.

Khái niệm phân luồng hải quan là gì?

Phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu trong hải quan hay gọi tắt là phân luồng hải quan. Đây là một thủ tục cần thiết và quan trọng giúp cơ quan Hải Quan Việt Nam thực hiện việc giám sát, kiểm tra và quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ của một quốc gia.

Phân luồng trong hải quan là gì?
Phân luồng hải quan giúp hàng hóa được phân loại, kiểm định rõ ràng trước khi thông quan

Hiện nay, Cơ quan Hải quan Việt Nam thực hiện phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu theo ba luồng chính:

  • Luồng xanh: Được miễn kiểm tra chi tiết về các loại hồ sơ và hàng hóa. Tờ khai hải quan được tự động thông quan trên hệ thống mà không cần kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên, sau khi thông quan, cần đính kèm hồ sơ hải quan lên hệ thống V5 để bổ sung thông tin.
  • Luồng vàng: Trong luồng này, hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ gồm hồ sơ đã đính kèm lên hệ thống V5 và các hồ sơ khác như giấy phép, kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ (C/O),… Tuy nhiên, hàng hóa ở luồng vàng này sẽ được miễn kiểm tra chi tiết.
  • Luồng đỏ: Đối với luồng đỏ này, hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết cả về hồ sơ và thực tế hàng hóa để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định của luật pháp.

Kết quả phân luồng hải quan xanh vàng đỏ

Phân luồng hải quan với ba mức độ ưu tiên khác nhau: xanh, vàng, đỏ, có tác động lớn đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Cũng tương tự như việc điều tiết phương tiện giao thông trên đường, màu xanh cho phép di chuyển nhanh, màu vàng yêu cầu đi chậm và màu đỏ là dừng lại, các luồng hải quan phản ánh mức độ kiểm tra và xử lý hàng hóa của cơ quan hải quan.

Ý nghĩa của việc phân luồng hàng hóa là gì
Mục đích phân luồng là ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc nhập khẩu vào Việt Nam

Mức độ kiểm tra tăng dần từ luồng xanh đến vàng và cao nhất là luồng đỏ, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định pháp luật. Việc này không chỉ giúp hải quan quản lý hàng hóa một cách hiệu quả mà còn ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc, đảm bảo an ninh và an toàn trong quá trình nhập xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Tham khảo thêm: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam mà dân buôn nên biết

Thời điểm thông báo kết quả phân luồng khai báo hải quan

Thời điểm thông báo kết quả
Kết quả phân luồng khai báo hải quan sẽ được thông báo sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu

Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai hải quan được quy định cụ thể tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi từ Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo quy định này, Cơ quan Hải quan sẽ thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký thông tin từ tờ khai hải quan. Trong trường hợp có sự thay đổi về thông tin cơ sở phân luồng so với thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hệ thống sẽ tự động xử lý và thông báo việc thay đổi kết quả phân luồng cho người khai hải quan.

Quy trình thực hiện phân luồng hải quan xanh vàng đỏ

Quy trình thực hiện phân luồng khai báo hải quan xanh, vàng, đỏ
Quy trình phân luồng hàng hóa được thực hiện qua 5 bước

Quy trình thực hiện phân luồng khai báo hải quan xanh, vàng, đỏ thường là một phần của quá trình làm thủ tục hải quan. Dưới đây là quy trình 5 bước thực hiện phân luồng hải quan theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 của Tổng cục Hải quan:

  • Bước 1: Cơ sở phân luồng hải quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thông tin từ tờ khai hải quan và quyết định hình thức cũng như mức độ kiểm tra tương ứng (xanh, vàng, đỏ).
  • Bước 2: Thông tin từ bước 1 được nhập vào hệ thống máy tính để tự động xử lý và đưa ra quyết định về hình thức kiểm tra (xanh, vàng, đỏ) cùng với mức độ kiểm tra tương ứng.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa chi tiết.
  • Bước 4: Sau quá trình kiểm tra, thu lệ phí hải quan theo quy định, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và tiến hành cấp tờ khai cho người khai hải quan.
  • Bước 5: Hồ sơ được lưu trữ và có thể tiến hành kiểm tra sau thông quan nếu cần thiết.

Xem thêm:

Những điều cần biết về phân luồng trong hải quan

Việc phân luồng hải quan hàng hóa vào các luồng xanh, vàng, đỏ sẽ được thực hiện chính thức tại Bước 2, thông qua quyết định từ hệ thống tự động. Quyết định này sẽ định rõ mức độ kiểm tra hàng hóa, xác định loại hàng hóa của các chủ thể thuộc vào các luồng xanh, đỏ hay vàng. Những điểm cần chú ý khi phân luồng trong hải quan cụ thể như sau:

Đối với luồng xanh

Luồng xanh được áp dụng cho các doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hải quan. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết cả về hồ sơ và hàng hóa. Các loại hàng hóa xuất khẩu được đi đều vào luồng xanh khá nhiều có thể kể đến như hàng vải may mặc, linh kiện máy, nông sản,… Hàng hóa xuất/nhập khẩu trong luồng xanh được chấp nhận thông quan điện tử ngay sau khi tờ khai được truyền và được phân luồng.

Đối với luồng vàng

Khi hệ thống phân luồng hải quan điện tử xác định hàng hóa thuộc luồng vàng, cơ quan hải quan sẽ phải tiến kiểm tra chi chi tiết hồ sơ (Chứng từ giấy), nhưng được miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Nếu việc kiểm tra ở bước 2 không phát hiện vi phạm nào, quá trình thông quan sẽ diễn ra tương tự như Luồng xanh.

Theo Điều 11 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP quy định việc miễn kiểm tra chi tiết thực tế đối với một số mặt hàng trong trường hợp:

  • Doanh nghiệp tuân thủ tốt luật pháp về hải quan.
  • Hàng xuất khẩu (trừ hàng từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá).
  • Máy móc thiết bị có giá trị tạo tài sản cố định được miễn thuế như dự án đầu tư nước ngoài và trong nước.
  • Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, các khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan, hàng quá cảnh hay hàng cứu trợ khẩn cấp theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 35 Luật Hải Quan.
  • Hàng hoá dùng trong an ninh quốc phòng, viện trợ nhân đạo, hàng hoá tạm nhập – tái xuất có thời hạn được quy định tại Điều 30, 31, 32 và 37 của Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
  • Miễn kiểm tra hàng hoá thuộc diện đặc biệt do Thủ tướng quyết định.
Những điều cần biết về luồng xanh vàng đỏ
Lưu ý khi phân luồng hải quan hàng hóa

Đối với luồng đỏ

Trong trường hợp hệ thống xử lý cho kết quả phân luồng là đỏ, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa chi tiết về cả hồ sơ và hàng hóa thực tế. Có ba mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định trong Thông tư 112/2005/TT-BTC:

  • Kiểm tra không quá 5% lô hàng hóa: Mức kiểm tra này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng. Nếu không phát hiện vi phạm, việc kiểm tra kết thúc. Nếu phát hiện vi phạm thì cơ quan sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ sai phạm.
  • Kiểm tra không quá 10% lô hàng hóa: Dành cho những hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế, nhưng có dấu hiệu vi phạm được phát hiện bởi cơ quan hải quan. Nếu không có vi phạm, quá trình kiểm tra kết thúc, trong trường hợp có vi phạm, sẽ tiếp tục kiểm tra để xác định mức độ sai phạm.
  • Kiểm tra toàn bộ lô hàng hóa: Áp dụng đối với những trường hợp chủ hàng đã có nhiều vi phạm pháp luật hải quan.

Ngoài các mức độ kiểm tra định sẵn, một số trường hợp hệ thống máy tính không xác định chính xác hình thức và mức độ kiểm tra do thông tin chưa được cập nhật đầy đủ. Trong trường hợp này, cán bộ hải quan có thể đề xuất lệnh hình thức cũng như mức độ kiểm tra khác phù hợp hơn và ghi rõ lý do điều chỉnh và chuyển cho lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét và quyết định.

Tóm lại, việc phân luồng hải quan xanh vàng đỏ không chỉ giúp Cơ quan Hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý theo quy định của pháp luật mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác xuất nhập khẩu hàng từ Trung Quốc, đừng ngần ngại liên hệ với Giang Huy Logistics – Đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam và dịch vụ ký gửi hàng từ Việt Nam đi Trung Quốc. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ đảm bảo quy trình vận chuyển an toàn và hiệu quả, mang đến sự thuận lợi và an tâm cho quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT NHẬP KHẨU GIANG HUY

Địa chỉ: Số 31 Na Làng, tổ 2, khối 2, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

Tổng đài CSKH: 1900 3304

Hotline: 0989 54 34 64 – 0965 54 54 64

Email: cskh@gianghuy.com

Website: https://gianghuy.com

Mời bạn cài đặt

Công cụ đặt hàng

Công cụ đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Lưu ý: chỉ sử dụng trên máy tính

Ứng dụng đặt hàng

Ứng dụng đặt hàng Taobao, 1688, trên Chrome tiện lợi và nhanh chóng

Thông tin ngân hàng

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

04910 0040 7352

Ngân hàng

Vietcombank

Chủ tài khoản:

GIANG VĂN HUY

Số tài khoản:

12101 0686 6666

Chú ý: Ghi nội dung: NAP Mã KH
Ví dụ : NAP 123456
(Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản để kiểm tra mã KH)